TCTC ky 1 thang 12 - page 18

20
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
cấp bộ/tỉnh. Việc gia tăng số lượng đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường thể hiện sự định hướng
rõ ràng về nghiên cứu khoa học cũng như tính chủ
động của nhà trường trong việc phân bổ và sử dụng
ngân sách của trường cho nghiên cứu khoa học.
Giai đoạn 2013-2016, số lượng các hội thảo được
các trường tổ chức cũng tăng mạnh, từ khoảng hơn
40 hội thảo năm 2013 đã lên đến 120 hội thảo vào
năm 2016. Điều đáng nói là số lượng hội thảo quốc
tế nhiều hơn so với số hội thảo quốc gia.
Thứ hai, về tổ chức nhân sự:
Tự chủ về tổ chức
bộ máy và nhân sự được xem là khâu then chốt
trong quá trình tự chủ của các trường đại học.
Theo tinh thần Nghị quyết 77/NQ-CP, tự chủ về
bộ máy, nhân sự thể hiện trên 3 giác độ: (i) Quyết
định thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, giải
thể; quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt
động của các tổ chức trực thuộc; (ii) Quyết định
cơ cấu và số lượng người làm việc; tuyển dụng
viên chức, nhân viên hợp đồng sau khi được Hội
đồng trường thông qua; ký kết hợp đồng làm việc
và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm
dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật; (iii)
Giao kết hợp đồng lao động với giảng viên, nhà
khoa học là người nước ngoài để bảo đảm nhu cầu
giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Kết quả phỏng vấn 69 lãnh đạo cấp cao tại 12
trường tự chủ trên 24 tháng cho thấy, 40 người
(tương ứng với 30,8%) cho rằng tự chủ về tổ chức
bộ máy và nhân sự là quan trọng nhất; trong đó, có
tới 39,2% cho rằng tự chủ về tài chính là quan trọng
nhất và 29,2% cho rằng, tự chủ về đào tạo và nghiên
cứu khoa học là quan trọng nhất. Có thể khẳng định,
tự chủ về tổ chức bộ máy là cơ sở để nhà trường tái
cấu trúc lại bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự
trong mối tương quan với mục tiêu chiến lược; đồng
thời, giúp nhà trường thích ứng tốt hơn với những
thay đổi của môi trường và tạo nền tảng phát triển
mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Xu hướng biến động về tổ chức hoàn toàn phù
hợp với kết quả khảo sát tại 12 đại học đã tự chủ trên
24 tháng. Theo đó, tự chủ về bộ máy nhân sự và tổ
chức được đánh giá ở mức khá với 3,69/5 điểm. Đây
là nội dung được đánh giá thấp nhất trong số các
khía cạnh tự chủ. Từ thời điểm được giao thí điểm
tự chủ, các trường đã có sự điều chỉnh cơ cấu nhân
lực giữa giảng viên và chuyên viên, theo hướng gia
tăng lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên), giảm
đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân
viên), trong đó chú trọng sử dụng công nghệ thông
tin hoặc thuê ngoài nhằm tăng hiệu quả hoạt động
của bộ máy. Tính đến tháng 7/2017, số lượng giảng
viên chiếm 64,52% tổng số lực lượng lao động của
các trường, lao động gián tiếp chiếm 25,48%.
Theo báo cáo của các trường, số lượng cán bộ/
giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư và
học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ
tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống
so với giai đoạn trước tự chủ. Tỷ lệ giảng viên
có học hàm giáo sư và phó giáo sư chiếm 9,2%
tổng số giảng viên của các trường đại học đã tự
chủ trên 24 tháng. Con số này là khoảng 6% trong
toàn bộ hệ thống GDĐH. Ở thời điểm hiện tại,
trường có nhiều giáo sư nhất là Đại học Tôn Đức
Thắng (33 giáo sư), Đại học Kinh tế quốc dân là
trường có nhiều phó giáo sư nhất (133 người) và
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có nhiều giảng
viên chính nhất (107 người). Về học vị, hơn 72%
cán bộ/giảng viên có trình độ là thạc sĩ trở lên.
Đây là cơ sở quan trọng để các trường đại học tự
chủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở tất cả các bậc đào
tạo, nhất là bậc nghiên cứu sinh và cao học.
Có thể nói, cơ chế tự chủ cho phép các trường
đẩy mạnh công tác tuyển dụng và nhân sự theo
hướng nâng cao chất lượng. Một số trường chủ
động xây dựng đề án vị trí việc làm, chủ động trong
tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc với những
giảng viên có trình độ cao. Điển hình như: Đại học
Tôn Đức Thắng đã ban hành Đề án vị trí việc làm
giai đoạn 2016-2019 để làm cơ sở tuyển dụng, trong
đó đã tuyển dụng được 126 giảng viên, nghiên cứu
viên, viên chức cơ hữu; 22 chuyên gia là các nhà
khoa học, phó giáo sư và giáo sư trong và ngoài
nước. Hoạt động tuyển dụng nhân sự nước ngoài
của Đại học Tôn Đức Thắng cũng được thực hiện
thường xuyên với nhiều chính sách tốt đã thu hút
được 200 nhà khoa học nước ngoài.
Thứ ba, về tài chính:
Số liệu báo cáo của 10 trường
tự chủ trên 24 tháng cho thấy, các trường đã đảm
bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực
hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn
giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập
quỹ học bổng khuyến khích theo quy định va đêu
co chênh lệch thu lơn chi. Các trường đã trích lập
quy đâu tư phat triên sự nghiêp, quỹ khen thưởng,
phúc lợi, ổn định thu nhập. Thu nhập của người lao
động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân
giai đoạn trước. Tổng thu giai đoan thí điểm tự chủ
năm 2015-2016 là 8.262 tỷ đồng so với giai đoạn
trước khi tự chủ năm 2013-2014 là 6.890 tỷ đồng
tăng 19,9%, trong đo: (i) Thu từ ngân sách nhà nước
câp chi thương xuyên, không thương xuyên va vôn
đâu tư xây dựng cơ bản tăng 29,8%; (ii) Thu hoat
đông sự nghiêp từ thu hoc phi, lê phi, thu sự nghiệp
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...114
Powered by FlippingBook