TCTC ky 1 thang 12 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
21
khác tăng 23,5%; (iii) Thu hoat đông san xuât kinh
doanh dich vu giảm 0,2%. Cơ cấu các khoản thu của
các trường đại học công lập tự chủ chưa có sự thay
đổi rõ rệt trước và sau tự chủ. Thu từ học phí và lệ
phí tăng 3% so với thời điểm trước tự chủ và vẫn là
nguồn thu chính của các trường đại học, chiếm trên
70% trong tổng thu của các trường.
Cơ chế thí điểm tự chủ đã tạo điều kiện cho
cac trường chủ động trong công tac xây dựng kê
hoach tai chinh va dự toan ngân sach ngăn han,
trung han, dài hạn. Kết quả khảo sát cho thấy,
tổng chi của các trường tự chủ trên 24 tháng tăng
thêm 13,7%, tương đương với 713 tỷ đồng trong
năm 2015-2016 so với năm 2013-2014 trước tự chủ.
Cơ cấu chi có sự thay đổi: chi từ dịch vụ giảm rõ
rệt từ 17,8% xuống 15,6% trong tổng cơ cấu chi; tỷ
lệ chi sự nghiệp và ngân sách nhà nước tăng lên,
trong đó, tỷ lệ chi sự nghiệp tăng nhiều hơn. Với
tỷ lệ tăng thu chênh lệch 6% so với tỷ lệ tăng chi,
các trường tự chủ đã có nguồn tài chính cho việc
trích lập quy đâu tư phat triên sự nghiêp, quỹ khen
thưởng cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội
khác của nhà trường. Các mục chi tăng mạnh của
các trường tập trung vào đầu tư, mua sắm trang
thiết bị (84,4%), chính sách học bổng cho sinh viên
(39,5%), tài trợ, viện trợ (35,5%) và hoạt động tư
vấn và nghiên cứu khoa học (33,7%).
Cơ cấu nguồn quỹ trích lập trong các trường tự
chủ trên 24 tháng cũng có sự phân hóa mạnh mẽ.
Cùng với việc tăng học phí theo cơ chế tự chủ tài
chính và tiếp tục thu hút giảng viên và sinh viên,
các trường cũng tăng quỹ trích lập lên 45,5% kể từ
sau tự chủ. Trong khi đó, quỹ khen thưởng và quỹ
phát triển sự nghiệp tăng lên, quỹ phúc lợi và quỹ
ổn định thu nhập đều có xu hướng giảm xuống, tỷ
lệ giảm tương ứng là -17% và -14%. Một số trường
giảm nhiều nhất như Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
giảm 25,5 tỷ đồng và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh giảm 21,8 tỷ đồng trong quỹ ổn định thu nhập
kể từ sau tự chủ.
Nhờ có cơ chế học phí mới, các trường cũng có
cơ hội và thuận lợi hơn trong thực hiện chính sách
học bổng, học phí (gia tăng học bổng, số xuất và
số người được học bổng) đối với đối tượng chính
sách. Cụ thể, nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên tăng hơn
10 lần, từ 18 tỷ đồng trước tự chủ lên 186 tỷ đồng
năm 2015-2016 trong đó chủ yếu đến từ khoản lãi
gửi ngân hàng (133 tỷ). Một số trường tiêu biểu như
Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh đã bù toàn bộ chênh
lệch học phí đối với đối tượng chính sách và sinh
viên nghèo, đồng thời năm học 2015-2016 đã cấp
2.020 suất học bổng cho sinh viên, trong đó khóa
mới tuyển là 520 suất, nhà trường đã trích lập Quỹ
học bổng cho sinh viên trong năm học 2015-2016
khoảng 12 tỷ đồng; Đại học Tài chính – Marketing,
trong năm học 2015-2016 cũng đã trích lập quỹ hỗ
trợ sinh viên 3 tỷ đồng và Quỹ học bổng khuyến
khích học tập là 9 tỷ đồng…
Đề xuất, kiến nghị
Thí điểm tự chủ mặc dù đã có nhiều quy định
tạo cơ chế mở cho các trường, tuy nhiên, các quy
định này theo nhận định của các đơn vị thực hiện
thí điểm đều không thể vượt qua khỏi Luật, đặc biệt
là Luật GDĐH, Luật Đầu tư Công, Luật Khoa học
Công nghệ… nên thực tế, cơ sở pháp lý về tự chủ
đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ. Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy
định chưa phù hợp đối với quá trình vận hành của
các trường được giao tự chủ; một số văn bản quy
định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó
khăn khi triển khai như: Thiếu quy định cụ thể về
tự chủ và quyền của các trường đại học trong việc
xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
trường; Nhiều quy định, văn bản pháp lý hiện nay
chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường đại học tự
chủ; Các quy định về hướng dẫn tự chủ còn thiếu,
dẫn đến sự lúng túng của các trường đại học thí
điểm tự chủ.
Hơn nữa, việc giao quyền tự chủ đối với GDĐH
mới chỉ thực hiện trong phạm vi thí điểm, chưa trở
thành yêu cầu cấp thiết với các trường; Điều kiện tự
chủ mới chỉ tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài chính;
Chưa tính đến năng lực chuyên môn và năng lực tổ
chức quản lý của các cơ sở đào tạo; Tự chủ đại học
chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học trong cơ
sở GDĐH, điều này khiến cho việc sử dụng nguồn
lực kém hiệu quả và chất lượng đào tạo chưa được
nâng cao. Vì vậy, để góp phần hạn chế những tồn tại
trên, thúc đẩy hơn nữa việc triển khai cơ chế tự chủ
Hình 1: So sánh tổng thu của 10 trường đại học
trước và sau khi tự chủ trên 24 tháng (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các trường (2017)
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...114
Powered by FlippingBook