TCTC ky 1 thang 12 - page 32

34
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Chi phí đào tạo ngành Y cao hơn các ngành khác,
trong khi mức tăng học phí cũng có giới hạn. Đối
với Việt Nam, sự phát triển kinh tế của xã hội còn
chậm; sự chấp nhận, khả năng chi trả của người học
chưa cao và quy định mức trần thu học phí của Nhà
nước còn thấp. Vì vậy, phát triển nguồn thu dựa vào
nguồn học phí là rất khó khăn đối với các trường đại
học công lập ngành Y hiện nay.
Hai là,
quan hệ kinh tế giữa nhà trường và bệnh
viện chưa được xác định: Quan hệ giữa nhà trường
và bệnh viện trong đào tạo ngành Y là mối quan hệ
không đơn thuần về góc độ đào tạo và khám chữa
bệnh. Đây còn là mối quan hệ kinh tế giữa nhà
trường và bệnh viện. Nhà trường cử bác sĩ đến làm
việc tại bệnh viện như cán bộ của bệnh viện và đưa
sinh viên, học viên sang học tập tại bệnh viện như
cơ sở thực hành của nhà trường; Bệnh viện có được
đội ngũ giảng viên, bác sĩ làm việc tại bệnh viện mà
không trả lương. Xét trên góc độ kinh tế, đây là sự
hợp tác trong hoạt động giữa nhà trường và bệnh
viện và cần được xác định minh bạch trong hoạt
động thu chi. Tuy nhiên, hiện nay đây chỉ là quan
hệ phối hợp, chưa xác định được mối quan hệ tài
chính giữa hai bên làm cơ sở chuyển đổi sang mối
quan hệ hợp tác trong cơ chế tự chủ tài chính.
Một số khuyến nghị
Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc
phục những khó khăn khi thực hiện tự chủ, thời
gian tới, các trường đại học công lập ngành Y cần
triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, trao quyền tự chủ tài chính cùng với quyền
tự chủ đại học.
Đảm bảo quyền tự chủ tài chính được thực thi,
đồng thời Nhà nước thực hiện đồng bộ trao quyền
về tự chủ đại học, là hai nội dung ràng buộc lẫn
nhau, không thể tách rời, mà cần được hoàn thiện
đồng bộ để tính hiệu lực và hiệu quả của cơ chế
được thực hiện đạt kết quả cao.
Trên thế giới, sự phát triển theo xu hướng tự chủ
là yếu tố cơ bản của trường đại học. Tự chủ đại học
sẽ tạo động lực để các trường đổi mới nhằm đạt
hiệu quả cao hơn trong hoạt động của đơn vị, đồng
thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trường
đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động
của nhà trường.
Thứ hai, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất về ban
hành cơ chế, chính sách.
- Tính đồng bộ và kịp thời: Hiện nay, nhiều văn
bản ban hành nhưng không thực thi được vì phải
chờ các văn bản hướng dẫn hoặc các văn bản quy
định khác, ví dụ như: Chính phủ ban hành Nghị
định 85/2012/NĐ-CP, trong đó quy định về quyền
tự chủ về các khoản thu (Điều 14) và thẩm quyền
quy định, quyết định giá dịch vụ y tế (Điều 19) lại
phải chờ nhiều văn bản quy định cụ thể mới thực
hiện được. Tuy nhiên, đến nay đã 5 năm vẫn chưa
có văn bản ban hành cụ thể các nội dung này. Việc
Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, được xem là
có nhiều thay đổi; tuy nhiên đây mới là nghị định
khung, đến nay vẫn chưa có nghị định quy định
cụ thể để thực hiện đối với lĩnh vực y tế, giáo dục.
Tính kịp thời của hệ thống văn bản phải đạt
được hai nội dung chính đó là: kịp thời ban hành
văn bản và kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản.
Hiện nay, nhiều văn bản ban hành chậm không
đáp ứng được tính đồng bộ như đã phân tích trên
và nhiều văn bản đã lạc hậu chậm sửa đổi làm
giảm tính hiệu lực, hiệu quả của văn bản (Ví dụ:
Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998
của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở
các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân áp dụng trong 12 năm
(từ 1998 đến năm 2010) mới được thay thế bởi
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP.
- Tính thống nhất và ổn định: Hiện nay, các văn
bản luật và nghị định đã ban hành nhưng các văn
bản hướng dẫn thực hiện như thông tư ban hành
nhiều nội dung lại thắt chặt cơ chế tự chủ, không
thống nhất với nghị định; hoặc văn bản này mở
nhưng văn bản khác lại đóng. Vì vậy, hoàn thiện
cơ chế tự chủ tài chính phải gắn liền với tính thống
nhất của hệ thống văn bản, trách việc chồng chéo
của văn bản. Tính thống nhất của văn bản giữa các
luật với nhau, giữa các văn bản dưới luật như các
nghị định, thông tư; thống nhất giữa các thông tư
của các bộ, các ngành và thống nhất giữa các cơ
quan cấp trên với cơ quan cấp dưới và ngay trong
cùng một văn bản các nội dung phải thống nhất.
Hiện nay, ngay trong một văn bản vẫn còn nhiều
nội dung giữa các điều không thống nhất, vì vậy khi
thực hiện gặp khó khăn.
Mặt khác, bên cạnh sự thống nhất về nội dung
Các trường đại học công lập ngành Y hiện nay
đã thay đổi sang mô hình quản trị 3 cấp, vì vậy
trong công tác quản trị của nhà trường, cần xây
dựng cơ chế phân cấp, trao quyềnmạnh cho các
đơn vị cấp dưới đảm bảo thực thi cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm (quản trị cấp cơ sở) và ban
giám hiệu thực hiện cơ chế quản trị cấp cao.
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...114
Powered by FlippingBook