TCTC ky 1 thang 12 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
55
đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16
Luật Kế toán 2015). Việc không quy định các mẫu
chứng từ hướng dẫn cụ thể mà cho phép đơn vị tự
thiết kế mẫu chứng từ giúp các đơn vị HCSN có thể
chủ động áp dụng mẫu chứng từ phù hợp với nhu
cầu quản lý, bộ máy quản lý và đặc thù nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của mình.
Hệ thống tài khoản
Về tổ chức hệ thống tài khoản,
quy định về chế độ kế
toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, hệ thống
tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN bao
gồm 7 loại: Từ loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong
bảng, Loại 0 là các tài khoản ngoài bảng. Các tài khoản
trong bảng bao gồm các nhóm: (1) Tiền và vật tư; (2)
Tài sản cố định; (3) Thanh toán; (4) Nguồn kinh phí;
(5) Các khoản thu và (6) Các khoản chi. Hệ thống tài
khoản theo chế độ kế toán mới bao gồm các tài khoản
trong bảng và các tài khoản ngoài bảng được mở rộng,
chi tiết và cụ thể hơn. Các tài khoản trong bảng (tài
khoản loại 1 đến loại 9) là các tài khoản theo dõi tình
hình tài chính (hay tài khoản kế toán tài chính), được
phân định cụ thể hơn theo đối tượng kế toán, tạo điều
kiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn
vị HCSNminh bạch theo các hoạt động và theo nguồn
tài chính. Các tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0)
được cụ thể hóa hơn về quản lý dự toán theo tính chất
và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp (hay tài
khoản kế toán ngân sách), được hạch toán đơn. Nếu
một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinhmà liên quan
đến thu, chi ngân sách nhà nước thì kế toán phải hạch
toán kế toán tài chính (hạch toán kép các tài khoản
trong bảng), đồng thời hạch toán kế toán ngân sách
(hạch toán đơn các tài khoản ngoại bảng).
Đối với tổ chức các tài khoản trong bảng, chế độ
kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC theo
dõi nguồn tài chính của đơn vị theo tính chất hoạt
động thành 05 nhóm chính: kinh phí hoạt động,
kinh phí dự án, kinh phí đơn đặt hàng nhà nước,
kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn sản
xuất kinh doanh. Chế độ kế toán mới phân loại
nguồn tài chính của đơn vị HCSN theo nguồn hình
thành (nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn phí-
lệ phí được khấu trừ, để lại, nguồn viện trợ, vay
nợ nước ngoài, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng
cơ bản, nguồn vốn kinh doanh và nguồn khác) và
phân chia và xác định kết quả hoạt động của đơn vị
HCSN trên 04 nhóm: Hoạt động HCSN, hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hoạt động tài chính
và hoạt động khác. Ngoài việc tổ chức, sắp xếp lại
các tài khoản doanh thu - chi phí và bổ sung các tài
khoản thu nhập khác, chi phí khác, xác định kết quả
và thặng dư (thâm hụt) lũy kế, hệ thống tài khoản
trong bảng theo chế độ kế toán mới cũng bổ sung,
phân loại lại một số tài khoản: phải thu, phải trả,
tạm thu, tạm chi, công nợ, quỹ đặc thù…
Đối với các tài khoản ngoài bảng, chế độ kế toán
mới đã bỏ một số TK như TK 005: Dụng cụ lâu bền
đang sử dụng, sửa đổi TK 008: Dự toán chi hoạt động
và TK 009: Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản và bổ
sung thêm một số TK mới để theo dõi thu- chi các
nguồn do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc NSNN như
TK 004: Dự toán viện trợ không hoàn lại... Có thể
thấy, chế độ kế toán mới đã bổ sung thêm nhiều tài
khoản theo dõi dự toán của từng nguồn tài chính của
đơn vị, từng hình thức cấp phát (dự toán- lệnh chi),
hình thức rút kinh phí (thực chi- tạm ứng), và theo
năm ngân sách (năm trước, năm nay, năm sau). Phân
chia như vậy sẽ giúp kế toán đơn vị HCSN dễ dàng
hơn trong việc theo dõi thu- chi các nguồn tài chính
khác nhau tại đơn vị HCSN và phục vụ cho công tác
kiểm soát, quyết toán NSNN theo quy định.
Về nguyên tắc hạch toán,
nếu như chế độ kế toán
theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC coi các nguồn
tài chính từ NSNN của đơn vị là “nguồn kinh phí”
và chỉ yêu cầu hạch toán theo dõi “thu”- “chi” các
nguồn này, chế độ kế toán mới coi các nguồn tài
chính trên là “nguồn vốn”, ghi nhận “doanh thu” và
“chi phí” (đặc biệt là nghiệp vụ trích hao mòn vào
chi phí hoạt động và phân bổ các khoản nhận trước
vào doanh thu) theo cơ sở dồn tích để xác định hiệu
quả của từng hoạt động vào cuối kỳ kế toán. Nguyên
tắc cơ sở dồn tích (ghi nhận doanh thu khi đạt được
và chi phí khi phát sinh, không quan tâm đến việc
thu - chi tiền hay chưa) chính là điểm thay đổi căn
bản trong nguyên tắc hạch toán các tài khoản trong
bảng của chế độ kế toán mới.
Việc tổ chức lại hệ thống tài khoản và phương
pháp hạch toán giúp chế độ kế toán mới cho phép
đánh giá hiệu quả tài chính một cách thuận lợi hơn,
qua đó tăng cường trách nhiệm về quản lý tài chính
tại đơn vị HCSN, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu
theo dõi, kiểm soát về thu - chi NSNN, đảm bảo
trách nhiệm về ngân sách của các đơn vị HCSN.
Sổ sách kế toán
Chế độ kế toán mới quy định rõ, mỗi đơn vị kế
toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một
kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị
áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng
hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng
nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với
từng mẫu sổ kế toán. Căn cứ vào yêu cầu quản lý
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...114
Powered by FlippingBook