TCTC ky 1 thang 12 - page 56

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
động trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên
các quy định để thành lập, hoạt động quỹ rất chặt
chẽ. Cụ thể, điều kiện để thành lập quỹ đại chúng
là có ít nhất 100 NĐT, không kể NĐT chứng khoán
chuyên nghiệp mua chứng chỉ quỹ và tổng giá trị
chứng chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất 50 tỷ đồng (khoản
1, Điều 90, Luật Chứng khoán); điều kiện để thành
lập quỹ thành viên là có vốn thực góp tối thiểu là 50
tỷ đồng và có tối đa 30 thành viên góp vốn là pháp
nhân, không bao gồm sự tham gia của NĐT cá nhân
(khoản 2 Điều 95, Luật Chứng khoán); điều kiện để
thành lập công ty đầu tư chứng khoán phải có vốn
tối thiểu 50 tỷ đồng (khoản 1 Điều 97 Luật Chứng
khoán). Các quy định trên không khuyến khích các
NĐT tư nhân, nhất là các NĐT “thiên thần” (những
NĐT cấp vốn cho giai đoạn khởi đầu của DN) góp
vốn thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Trong khi đó, các NĐT vẫn đang đầu tư vào khởi
nghiệp sáng tạo. Nếu được pháp lý hóa, đầu tư cho
khởi nghiệp sáng tạo sẽ thành một hình thức đầu tư
và sẽ thu hút nhiều nguồn lực mới. Chính vì vậy,
dự thảo Nghị định xác định địa vị pháp lý của các
Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mà hệ thống pháp
luật của Việt Nam hiện nay chưa quy định. Cụ thể,
về mô hình, Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo giống
mô hình quỹ thành viên (quỹ không có tư cách pháp
nhân, do công ty quản lý quỹ quản lý), nhưng Quỹ
Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo chỉ yêu cầu tối đa 30
NĐT góp vốn thành lập (bao gồm cả tổ chức và
cá nhân) và không yêu cầu về số vốn tối thiểu khi
thành lập quỹ.
Công ty quản lý Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Điều 3 Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012
của Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập, tổ chức và
hoạt động công ty quản lý quỹ quy định điều kiện
cấp phép thành lập và hoạt động của công ty quản
lý quỹ: (i) Có quyền sử dụng trụ sở công ty có thời
hạn tối thiểu một năm tính từ ngày hồ sơ thành lập
công ty quản lý quỹ đã đầy đủ và hợp lệ; (ii) Có đủ
cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ
thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động
phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủi ro, lưu trữ
bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an
toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty; (iii) Có
vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 25 tỷ đồng; (iv) Giám
đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám
đốc) phụ trách nghiệp vụ, người điều hành quỹ phải
có ít nhất 5 năm kinh nghiệm tại các bộ phận của các
tổ chức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm,
có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc văn bằng
chứng chỉ quốc tế; (v) Có tối thiểu 5 nhân viên nghiệp
vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
Để tháo nút thắt cho đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo, Dự thảo Nghị định có những quy định riêng đối
với công ty quản lý Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo như: Không yêu cầu về vốn điều lệ thực góp,
điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật
của công ty quản lý Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng
tạo tương đối đơn giản...
Ưu đãi thuế cho đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Khoản 3 Điều 18 Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa
quy định: “NĐT cho DNNVV khởi nghiệp sáng
tạo được miễn, giảm thuế TNDN có thời hạn đối
với thu nhập từ khoản đầu tư vào DN nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật
về thuế TNDN”. Do đó, Dự thảo Nghị định đề xuất
2 phương án: ưu đãi thuế theo khoản đầu tư (miễn
giảm thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động đầu
tư khởi nghiệp sáng tạo) hoặc ưu đãi thuế theo đối
tượng đầu tư (miễn, giảm thuế đối với Quỹ Đầu tư
khởi nghiệp sáng tạo và công ty đầu tư khởi nghiệp
sáng tạo) khuyến khích các tổ chức, DN đẩy mạnh
hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo.
Cơ chế đầu tư cho DN khởi nghiệp sáng tạo
có sử dụng ngân sách nhà nước
Để khuyến khích đầu tư cho khởi nghiệp sáng
tạo, bên cạnh việc giảm thuế, Nhà nước tham gia
cùng đầu tư với NĐT tư nhân với tính chất vốn
mồi, hỗ trợ, chia sẻ rủi ro ban đầu với các NĐT tư
nhân để khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn vào
DN khởi nghiệp sáng tạo theo định hướng của Nhà
nước. Vì vậy, Dự thảo Nghị định quy định cơ chế
đầu tư cho DN khởi nghiệp sáng tạo có sử dụng
NSNN. Theo đó, chính quyền địa phương thông
qua một tổ chức tài chính nhà nước địa phương
(Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo lãnh
tín dụng DNNVV, công ty đầu tư tài chính nhà
nước tại địa phương…) để triển khai Đề án đầu tư
cho khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn. Tổ chức tài
chính nhà nước địa phương cùng hợp tác với tư
nhân đầu tư vào DN khởi nghiệp, trong đó tổ chức
tài chính nhà nước của địa phương đầu tư tối đa
30% tổng vốn đầu tư mà DN khởi nghiệp huy động
được, đồng thời tiến hành thoái vốn trong vòng 5
năm để dành nguồn ngân sách hỗ trợ cho các DN
khởi nghiệp khác. Một ví dụ điển hình của sự hợp
tác đầu tư này là Công ty Đầu tư tài chính Nhà
nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) góp vốn cùng với
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng
TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Phát triển
TP. Hồ Chí Minh - HDBank để đầu tư vào Quỹ
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...114
Powered by FlippingBook