TCTC ky 1 thang 12 - page 6

8
Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực,
đặc điểm vùng miền và nhu cầu thực tế. Hệ thống
tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn phân tán, chồng
chéo; chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp.
Bốn là,
về cơ chế giá dịch vụ công, mặc dù Luật
Giá, Luật Phí và lệ phí đã được ban hành nhưng
việc triển khai thực hiện cơ chế giá dịch vụ trong
cung cấp các dịch vụ công còn chậm. Trong một
số lĩnh vực còn khó khăn, ví dụ khi thực hiện
chuyển dần từ thu học phí sang áp dụng cơ chế
giá dịch vụ đòi hỏi hệ thống định mức kinh tế
kỹ thuật, danh mục dịch vụ sự nghiệp giáo dục
trong từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho việc
xác định giá dịch vụ sự nghiệp công phải được
xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, vấn đề kết cấu
lương vào giá phải có hướng dẫn cụ thể hơn, đặc
biệt trong trường hợp xác định giá dịch vụ giáo
dục trên cơ sở thực hiện tính theo mức lương cơ
sở, hệ số tiền lương, ngạch bậc, chức vụ đối với
các cơ sở giáo dục đại học công lập và định mức
lao động theo quy định.
Năm là,
chi NSNN cho các ĐVSNCL còn lớn,
một số đơn vị hoạt động kém hiệu quả gây lãng
phí NSNN. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn
hình thức, có phần thiếu minh bạch. Việc thực
hiện xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công
còn chậm. Về cơ chế tiền lương và thu nhập tăng
thêm: (i) Mặc dù quy định giá dịch vụ tính đúng,
tính đủ các chi phí nhưng theo quy định hiện hành
thì các ĐVSNC vẫn phải dành 40% (đối với lĩnh
vực giáo dục) và 35% (đối với lĩnh vực y tế) số thu
để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương. Nếu thực
hiện theo quy định này thì các ĐVSNCL sẽ không
còn nhiều nguồn để chi trả thu nhập tăng thêm;
(ii) Quy định hệ số thu nhập tăng thêm của chức
danh lãnh đạo ĐVSNCL tối đa không quá 2 lần hệ
số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của
người lao động trong đơn vị chưa phản ánh đầy
đủ và xứng đáng năng lực, vai trò, trách nhiệm
của người lãnh đạo đơn vị, không khuyến khích
họ toàn tâm toàn ý với công việc.
Sáu là
, trong tự chủ tài chính cũng đặt ra một số
thách thức: Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế
hỗ trợ cụ thể cho các ĐVSNCL thực hiện thí điểm
cơ chế tự chủ được vay vốn ưu đãi (hoặc hỗ trợ lãi
suất) để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cung cấp dịch vụ công; Hạn mức
cho vay tín dụng đối với sinh viên học tại trường
đang thí điểm tự chủ còn thấp. Điều này cũng gây
khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý người học, nhất
là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc diện chính
sách; Chưa có quy định về điều kiện liên doanh
liên kết của ĐVSNCL, về xác định giá trị thương
hiệu khi góp vốn liên doanh, liên kết. Vì vậy, cho
thấy cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho
các ĐVSNCL có nguyện vọng tham gia thực hiện
thí điểm tự chủ.
Bảy là,
khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học
công lập thực hiện cơ chế tự chủ khi đối tượng
chính sách tập trung nhiều, khó đảm bảo cân đối
thu, chi của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ.
Có thể thấy, những hạn chế, thách thức trên
xuất phát từ công tác tuyên truyền, quán triệt
chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới
ĐVSNCL chưa thường xuyên. Nhiều cấp uỷ
đảng, lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết
tâm chính trị, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong
chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới, sắp xếp lại,
quản lý biên chế các ĐVSNCL; chưa chủ động
chuyển các ĐVSNCL sang hoạt động theo cơ chế
tự chủ. Bên cạnh đó, việc thể chế hoá các chủ
trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của
Nhà nước về lĩnh vực sự nghiệp công còn chậm,
chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình
thực tế đặt ra.
Đẩy mạnh đổi mới toàn diện,
tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công lập
Xuất phát từ những vấn đề trên, ngày
25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban
hành Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới
hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Nghị
quyết 19-NQ/TW cũng đề ra mục tiêu tổng quát là
“Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống
các ĐVSNCL, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý,
có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt
trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung
ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có
chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh tỷ trọng,
nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho
ĐVSNCL để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải
cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ,
viên chức trong ĐVSNCL…”.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát, Nghị quyết
19-NQ/TW đã đưa ra các mục tiêu cụ thể theo 03
giai đoạn: giai đoạn đến 2021; giai đoạn đến 2025;
và giai đoạn đến 2030. Trong đó, tập trung vào việc:
i) Hoàn thành việc thể chế hoá các chủ trương của
Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính
và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL; ii) Giảm đầu
mối ĐVSNCL; iii) Giảm biên chế sự nghiệp hưởng
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...114
Powered by FlippingBook