TCTC ky 1 thang 12 - page 72

74
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
tác về tài chính toàn diện giữa các cơ quan của Liên
hợp quốc. Ngoài ra, còn phải kể đến Chương trình
toàn cầu về Thanh toán không dùng tiền mặt nhằm
hỗ trợ các quốc gia thúc đẩy thanh toán điện tử trên
phạm vi toàn quốc, giúp nhiều thành viên trong xã
hội có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài
chính – ngân hang chính thống an toàn, hiệu quả với
chi phí thấp hơn.
Ngân hàng Thế giới hiện đã đưa ra tầm nhìn cho
Chương trình tăng cường cơ hội tiếp cận Tài chính
toàn cầu tới năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ
các quốc gia tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài
chính chính thống cho cá nhân thông qua tăng số
lượng tài khoản giao dịch để tăng tỷ lệ gửi tiền và
giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Chương trình
ưu tiên vào 25 quốc gia ưu tiên (trong đó có Việt
Nam) với mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện,
trong đó, tập trung vào ba nền tảng chính – cam kết
chính trị, môi trường pháp luật - thể chế và hạ tầng
thanh toán/công nghệ thông tin và truyền thông.
Tháng 6/2010, các nhà lãnh đạo G20 đã đưa ra 9
nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là
những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm
G20. Tại khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên
cũng coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột
của Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và
đã thành lập Nhóm công tác về tài chính bao trum
để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực…
Đặc biệt, kể từ khi được đưa vào làmột trong những
trụ cột trong hợp tác tài chính APEC (năm 2010), đến
nay tài chính toàn diện được nhiều nước chủ nhàAPEC
quan tâm và ưu tiên. Tại các hội nghị APEC được tổ
chức hàng năm, các nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm
nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng và thực thi có
hiệu quảmột Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện
phù hợp cho riêng mình, góp phần xóa đói giảm nghèo
và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tại
sự kiện Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 vừa
qua, tài chính toàn diện là một trong 4 nội dung hợp tác
ưu tiên. Trong đó, chủ đề được tập trung thảo luận là
về phát triển thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch
vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông
nghiệp và nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm nghèo
bền vững, tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp
có chất lượng. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng
Tài chínhAPEC 2017, Diễn đànAPEC về tài chính toàn
diện lần thứ 7 cũng đã tập trung vào việc định hướng
tài chính toàn diện phục vụ phát triển nông nghiệp
nông thôn. Nhiều nội dung liên quan đến tài chính toàn
diện đã đưa ra thảo luận như: Việc xác định đúng đắn
phạm trù tài chính toàn diện; Thực trạng triển khai các
ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực này; Giáo dục tài
chính nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của người
dân trong tiết kiệm và đầu tư; Phát triển bảo hiểm vi
mô…qua đó thúc đẩymột nền tài chính toàn diện năng
động, bền vững trong các nền kinh tế thành viênAPEC.
Cơ hội và thách thức
đối với tài chính toàn diện ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính toàn
diện đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và
đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong
khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính
vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân… Tài
chính toàn diện cũng trở thành một trong những mục
tiêu mà Chính phủ Việt Nam tập trung và đã có nhiều
chương trình và hoạt động để thúc đẩy tài chính toàn
diện, điển hình như Quyết định 1726/QĐ-TTg phê
duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân
hàng cho nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban
hành vào ngày 5/9/2016. Thủ tướng Chính phủ giao
NHNN xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia
tài chính toàn diện dự kiến trình Thủ tướng thông qua
vào năm 2020. Trong đó, mục tiêu tổng quát của chiến
lược này là phấn đấu đảmbảo tất cả người dân và DN,
nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, các DNNVV có quyền tiếp cận và sử dụng
hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức,
phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh
chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ
thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu
quả và bền vững.
Ngoài ra, NHNN - cơ quan được Chính phủ giao
chủ trì điều phối tài chính toàn diện tại Việt Nam
và xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn
diện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc
tế, các nền kinh tế thành viên APEC triển khai các
nội dung hợp tác, trong đó có nội dung về giáo dục
tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. NHNN tích
cực tham gia các chương trình, diễn đàn hợp tác về
tài chính toàn diện của Quỹ Đầu tư phát triển Liên
hợp quốc; Tiến hành thủ tục tham gia Liên minh
tài chính toàn diện; Triển khai các chương trình, dự
án về tài chính toàn diện của WB/Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB); Tổ chức các hoạt động truyền
Tại khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên coi
tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của
Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và
đã thành lập Nhóm công tác về tài chính bao
trumđể thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực…
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...114
Powered by FlippingBook