TCTC ky 1 thang 12 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
75
thông nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính
toàn diện, đồng thời tích cực hoàn thiện lộ trình xây
dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện...
So với các nước đang phát triển, Việt Nam được
đánh giá có một số lợi thế nhất định trong triển khai tài
chính toàn diện như nền tảng công nghệ thông tin (đặc
biệt là tỷ lệ người dùng internet và thiết bị thông minh
tăng nhanh), độ bao phủ trên diện rộng các dịch vụ kỹ
thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cung
cấp dịch vụ tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các đối tác
phát triển quốc tế... Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt
với không ít khó khăn, thách thức khi xây dựng và triển
khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, cụ thể:
Nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa
đầy đủ; Chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết theo đuổi
và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện về tài chính
toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả
các bên liên quan; Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính còn
thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn
diện; Cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu và chưa được kết
nối đồng bộ; Nền tảng đảm bảo an ninh mạng...
Bên cạnh đó, còn phải kể đến các rào cản như:
Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín
dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; Sự
chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát
triển giữa các vùng miền; Mức độ nhận thức và phổ
cập giáo dục tài chính của người dân; Văn hóa và
thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức…
Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam
Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển tài
chính toàn diện, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần phải nâng cấp hạ tầng công nghệ
tương thích với nền tảng tài chính số, đồng thời có
chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự có
khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở
dữ liệu ngày càng phức tạp.
Thứ hai,
thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng công
nghệ số để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện là
một xu hướng tất yếu. Để có thể đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ số, thúc đẩy tài chính toàn diện tại
Việt Nam, trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục rà
soát hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền công nghệ
hiện đại như điện toán đám mây, thiết bị di động,
phân tích dữ liệu lớn và mạng xã hội… Tiếp tục thúc
đẩy hợp tác, tận dụng khả năng công nghệ của các
công ty công nghệ tài chính để phát triển và cung
cấp các dịch vụ ngân hàng tiện lợi, nhanh chóng với
chi phí thấp đến đại bộ phận người dân.
Thứ ba,
chú trọng đến vấn đề an ninh công nghệ
thông tin. Xu hướng chung cho thấy, các chủ thể
tham gia thúc đẩy tài chính toàn diện không chỉ giới
hạn ở những nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền
thống là các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng, mà
còn có những công ty Fintech. Điều này đặt ra thách
thức về quản lý, giám sát và rủi ro bảo mật thông
tin, an toàn hệ thống. Do vậy, với chức năng quản lý
nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, NHNN cần
xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, vững chắc,
đảm bảo an toàn đối với dịch vụ tài chính, bảo đảm
quyền lợi cho người tiêu dùng…
Thứ tư,
làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục
tài chính để làm thay đổi nhận thức của người dân
về tài chính toàn diện. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã xây dựng chương trình tài chính toàn diện
phổ cập cho học sinh phổ thông từ cấp 1 đến cấp
3 và dự kiến bắt đầu triển khai từ năm 2018. Ngoài
ra, NHNN cũng đã phối hợp cùng Đài Truyền hình
Việt Nam triển khai xây dựng và phát sóng chương
trình hàng tuần “Những đứa trẻ thông thái” chuyên
đề về giáo dục tài chính dành cho trẻ em. Dự kiến,
cùng với sự hợp tác của một số đối tác quốc tế, Việt
Nam cũng đang từng bước đưa giáo dục tài chính
vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.
Thứ năm,
tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức
quốc tế nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Với vai trò
đầu mối, NHNN cần tiếp tục tăng cường tham gia
vào các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính
toàn diện, đẩy mạnh hợp tác về tài chính toàn diện
trong khuôn khổ APEC, ASEAN và với các đối tác
phát triển như WB, ADB, UN nhằm huy động và tận
dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài
chính toàn diện thành công tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2017), Tài liệu tài chính toàn diện tại
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017;
2. Hà Thành (2017), Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Thời
báo Ngân hàng;
3. Công Bính (2017), Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện lần thứ 7 tổ chức
tại Hội An; Báo Dân trí;
4. Minh Khuê (2017), Khi công nghệ số là đòn bẩy cho tài chính toàn diện,
Thời báo Ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 10/2016, Việt Nam đã đạt
trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân so với mức 16,8
triệu tài khoản vào cuối năm 2010. So với dân
số (tính đến cuối năm 2015 hơn 91 triệu người),
tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng chiếm
tới 73,4% dân số. Tỷ lệ này vẫn thấp so với các
quốc gia trong khu vực như Trung Quốc là 78%
và Thái Lan là 79%.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...114
Powered by FlippingBook