TCTC ky 1 thang 12 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
làm giảm khả năng thanh toán của NHTM đối với các
nguồn tiền gửi.
Đối với nền kinh tế:
Một khi RRTD xảy ra, uy tín
và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng
đầu tiên. Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang có
tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và
chấm dứt quan hệ.
Do đó, phòng ngừa và hạn chế RRTD không
những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà
còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, góp phần
vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Mục
tiêu của quản lý RRTD là tối đa hóa lợi nhuận sau
khi đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức độ
rủi ro trong giới hạn cho phép.
Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn:
Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD.
Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo
cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ
một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay.
Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được
xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới
tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất
vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng
có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số
khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó
đang có mức rủi ro cao và ngược lại.
Nợ xấu:
Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị
nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn
của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố
phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng thanh
toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng
tín dụng của ngân hàng, căn cứ vào thời gian quá
hạn và khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại
nợ xấu thành 3 nhóm: nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4
(nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu bao gồm:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ. Theo Ngân
hàng Thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể
chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1-3%.
Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ xấu nhóm
(3,4,5)/Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn
chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ
xấu/Quỹ dự phòng tổn thất
Dự phòng rủi ro tín dụng:
Dự phòng rủi ro là số
tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với
nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài. Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc
của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để
bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác
định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng
được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Để phòng ngừa RRTD, nhiều biện pháp cần được
áp dụng gồm:
Thứ nhất,
thiết lập chính sách tín dụng phù hợp:
Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách
hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và
chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng
phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong
phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong
hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng
cao khả năng sinh lời.
Thứ hai,
phân tích tín dụng và thẩmđịnh dự án đầu
tư: Việc này nhằm đánh giá tính khả thi của phương
án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách
hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu RRTD.
Thứ ba,
xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng
tín dụng phải được xây dựng cho từng đối tượng
khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín
dụng, quản lý chất lượng tín dụng.
Thứ tư,
bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện
pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản nhằm phòng
ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý
để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Thứ năm,
mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là
một biện pháp phòng ngừa RRTD khá phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng
không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có
thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
Thứ sáu,
lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các
NHTMđều phải lập quỹ dự phòng RRTD nhằm khắc
phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
Các biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng đã xảy ra
Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không
những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà
còn làyêucầucấp thiết củanềnkinh tế, gópphần
vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Mục
tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi
nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro của ngânhàng
với mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...114
Powered by FlippingBook