TCTC ky 1 thang 12 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
101
hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, tác
động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân và ngành Công nghiệp điện tử.
Trên nền tảng đó, ngành Công nghiệp điện tử
Việt Nam đã bắt đầu phục hồi và phát triển mạnh
kể từ sau năm 1994, với sự tham gia của các doanh
nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân và
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các
doanh nghiệp quốc doanh đổi mới phương thức
hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các
hãng nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp tư nhân
được thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh rất
năng động. Nhiều công ty điện tử nổi tiếng của các
nước đã đầu tư vào Việt Nam liên doanh với các
doanh nghiệp trong nước hoặc đầu tư 100% vốn xây
dựng cơ sở sản xuất.
Cơ chế chính sách và môi trường hoạt động mới
đã tạo động lực cho ngành Công nghiệp điện tử Việt
Nam hồi phục và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, với
cơ chế mở, thông thoáng và cơ chế thu hút đầu tư hấp
dẫn của thị trường nội địa và nguồn nhân lực dồi dào,
công nghiệp điện tử trong giai đoạn này trở thành là
một trong những Ngành thu hút vốn đầu tư nước
ngoài nhiều nhất, khoảng gần 2 tỷ USD tính đến hết
năm 2003. Tốc độ tăng trưởng cả giai đoạn 1990-2010
trung bình hàng năm đạt từ 20-30%. Trong đó, nhóm
sản phẩm điện tử dân dụng tăng trưởng mạnh trong
giai đoạn 1991-1995 (35%); Nhóm sản phẩm phụ tùng
linh kiện tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1995- 2000
(30-45%); Nhóm sản phẩm công nghệ thông tin tăng
trưởng mạnh trong giai đoạn 2000-2009 (30-50%)…
Tổng sản lượng Công nghiệp điện tử trong nước giai
đoạn này cũng tăng trưởng liên tục. Cụ thể, tăng từ 4
nghìn tỷ đồng (năm 1996), lên 68 nghìn tỷ đồng vào
năm 2005 và đạt hơn 179 nghìn tỷ đồng vào năm 2009.
Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 16 lần trong vòng 10
năm. Năm 1996 bắt đầu xuất khẩu và kim ngạch đạt
90 triệu USD; năm 2004 xuất khẩu 1 tỷ 75 triệu USD;
năm 2005 đã xuất khẩu được 1,5 tỷ USD và đến năm
2009 đạt hơn 3 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
là phụ tùng linh kiện và máy tính.
Giai đoạn 2010 – nay:
Từ năm 2010 đến nay,
ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam đã hòa mình
với ngành điện tử khu vực
và thế giới, trở thành một
bộ phận của thị trường
sản phẩm điện tử quốc
tế thông qua các cam kết
hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế. Các sản phẩm
điện tử trên thế giới đã
tràn vào Việt Nam dưới
nhiều hình thức khác nhau: nhập khẩu chính thức
linh kiện và bộ linh kiện, nhập khẩu chính thức các
sản phẩm nguyên chiếc và các sản phẩm do các liên
doanh nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.
Cùng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh
doanh, khung pháp lý và một số chính sách khuyến
khích cho các doanh nghiệp điện tử, ngành điện tử
Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt;
số lượng doanh nghiệp đầu tư mới, giá trị sản xuất
công nghiệp, chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng.
Công nghiệp điện tử tập trung chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội) và các tỉnh lân cận
như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái nguyên)
và vùng Đông Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An). Sản
phẩm sản xuất chủ yếu là điện thoại các loại, máy
in, ti vi, trong đó di động là sản phẩm có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn
2012-2016, chỉ số tiêu thụ sản phẩm luôn đạt mức
cao; đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2013
và đạt mức tăng tương đối ổn định trong giai đoạn
2014-2015, cao hơn nhiều so với chỉ số tiêu thụ sản
phẩm chung của toàn ngành công nghiệp chế tạo.
Năm 2016, mặc dù chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành
điện tử giảm mạnh so với năm trước, tuy nhiên, nếu
vẫn lớn hơn chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung.
Một số tồn tại và những vấn đề đặt ra
Nhìn chung, ngành Công nghiệp điện tử Việt
Nam đã có bước phát triển nhảy vọt. Từ một số ít
các xí nghiệp lắp ráp điện tử dân dụng, liên doanh
với các công ty điện tử Nhật Bản thì nay đã có hàng
nghìn doanh nghiệp sản xuất lắp ráp và kinh doanh
các mặt hàng này. Chủng loại sản phẩm, phương
thức sản xuất kinh doanh được đa dạng hóa với tốc
độ cao, điển hình ở các mặt hàng điện tử dân dụng,
điện tử công nghiệp và máy tính.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế,
nhu cầu tiêu dùng hàng điện tử và các thiết bị điện tử
theo đó cũng tăng lên. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu,
Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
2011
2012
2013
2014 2015 2016
Máy in các loại (Nghìn cái)
15.467,9 15.721,7 29.629,4 27.465,8 25.820,1 26.015,2
Điện thoại cố định (Nghìn cái)
11.047,8 9.680,5 5.531,2 5.439,5 5.868,1 6.584,6
Điện thoại di động (Nghìn cái)
79,6
109,4 132,0 181,4 235,6 200,7
Ti vi lắp ráp (Nghìn cái)
2.099,2 2.600,4 3.112,3 3.425,9 5.512,4 8.320,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...114
Powered by FlippingBook