So ky 1 thang 2 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
17
đã khiến cho việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN
2016 theo dự toán là thử thách rất lớn. Theo số
liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2016, số
thu ngân sách 2016 đã vượt 7,8% so với dự toán
NSNN năm 2015. Trong các khoản thu, thu nội
địa ước đã vượt dự toán khoảng 7%. Trong khi
đó, thu từ xuất nhập khẩu chỉ đạt dự toán và thu
từ dầu thô không đạt được mục tiêu theo dự toán.
Thu từ hoạt động ngoại thương dù đạt dự toán,
song phần lớn là do công tác kiểm tra. Trong khi
đó, thuế suất giảm mạnh từ việc cắt giảm theo
yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do và
việc sản xuất xăng dầu trong nước cũng đã làm
giảm mạnh nguồn thu hải quan từ mặt hàng này.
Thu từ dầu thô có mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt
khoảng 75% dự toán.
Một trong những nguyên nhân của việc thu
NSNN năm 2016 gặp nhiều thử thách là do giá
dầu giảm mạnh hơn nhiều so với dự báo (giá dầu
giảm còn 44 USD/thùng so với dự toán 60 USD,
làm giảm thu ngân sách khoảng 2.400 tỷ đồng.
Giá khí trên bao tiêu của năm 2016 chưa điều
chỉnh như kế hoạch nên cũng làm giảm thu 1.000
tỷ đồng).
Trong giai đoạn 2011 - 2016, mức độ động viên
NSNN có xu hướng giảm so với giai đoạn trước,
chủ yếu do chịu tác động bởi 2 yếu tố: (i) Tăng
trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến và thấp hơn giai
đoạn trước; (ii) Điều chỉnh chính sách động viên,
làm giảm thu NSNN trong ngắn hạn, trong đó,
nhiều chính sách về thu NSNN được ban hành
trong giai đoạn 2011 - 2015 để tăng khả năng cạnh
tranh, thu hút vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp và thực hiện các cam kết hội nhập
kinh tế quốc tế... theo hướng cắt giảm, điều chỉnh
một số loại thuế nhanh hơn dự kiến. Bình quân cả
giai đoạn, tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN
khoảng 21% GDP (khá sát với mục tiêu đề ra).
Trong khi đó, tổng chi NSNN từ đầu năm đến
31/12/2016 ước tính đạt 1.195 nghìn tỷ đồng, thấp
hơn đôi chút so với dự toán NSNN năm 2016.
Ước tính sơ bộ, chi thường xuyên năm 2016 xấp
xỉ dự toán, song chi đầu tư sẽ không đạt so với
dự toán. So với dữ liệu tương ứng của giai đoạn
2006-2016, kết quả thực hiện chi NSNN so với dự
toán là rất khả quan (hình 3). Điều này phản ánh
việc tiếp tục thực hiện chủ trương về thực hiện
chính sách tài khóa chặt chẽ, tiết kiệm (như yêu
cầu của Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2013) có tác
dụng nhất định đến chi tiêu ngân sách năm trong
giai đoạn gần đây.
Chi NSNN đã thực hiện phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm. Tổng
chi NSNN giai đoạn 2011 - 2016 đạt mức bình
quân khoảng 28,3% GDP. Về cơ bản, việc thực
hiện các nhiệm vụ chi NSNN 2016 là khá tích cực.
Tuy nhiên, đầu tư công không đạt dự toán cho
thấy những khó khăn khi triển khai Luật Đầu tư
công vào thực tế. Việc chi đầu tư đạt thấp so với
dự toán cũng có thể là kết quả của việc kiểm soát
chi đầu tư đã bắt đầu chặt chẽ hơn và việc tái cơ
cấu đầu tư công đã có một số kết quả.
Do thu ngân sách gặp nhiều khó khăn và không
thể tăng nhanh trong khi nhu cầu chi quá lớn nên
bội chi NSNN tiếp tục cao dù chi tiêu công đã được
kiểm soát tốt hơn trong năm vừa qua. Tỷ lệ bội chi
NSNN (bao gồm cả chi trả nợ gốc) ước dưới mức
5,0% GDP theo dự toán. Giảm bội chi ngân sách là
yêu cầu cấp bách khi mà nợ công trong 5 năm qua
tăng lên trung bình 18,4% và nhanh hơn gấp 3 lần
so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Đánh giá về tình hình thu chi NSNN năm 2016
có thể rút ra một vài bài học sau:
Một là,
sự chỉ đạo điều hành kịp thời với những
thay đổi của tình hình kinh tế đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện dự toán NSNN. Bộ Tài
HÌNH 1: TỶ LỆ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH SO VỚI DỰ TOÁN
GIAI ĐOẠN 2005-2016 (%)
Nguồn: Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2015 là ước thực hiện lần 2, năm 2016 là số ước tính
HÌNH 2: TỶ LỆ THỰC HIỆN CÁC KHOẢN CHI NSNN
SO VỚI DỰ TOÁN NĂM (%)
Nguồn: Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính, năm 2015 là ước thực hiện lần 2, năm 2016 là số ước tính.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...66
Powered by FlippingBook