So ky 1 thang 2 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
19
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức ở phía
trước, gồm:
Thứ nhất,
rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể
tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn
thu NSNN. Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phụ
thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế
thế giới (độ mở của nền kinh tế tính theo quy mô
ngoại thương/GDP trong giai đoạn gần đây lên
đến 150 %). Tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc
rất lớn vào kinh tế thế giới nên những thay đổi
về chính sách thương mại của Hoa Kỳ và xu thế
bảo hộ đang quay trở lại sẽ có tác động đến kinh
tế Việt Nam.
Do chịu tác động của nhiều yếu tố nên dự báo
tăng trưởng kinh tế là rất khó khăn. Trong vài
năm gần đây luôn có sự chênh lệch khá lớn giữa
GDP dự báo (khi làm dự toán) so với GDP thực tế.
Trong khi dự báo các số liệu thu-chi NSNN chịu
ảnh hưởng mạnh của dự báo GDP nên những sai
lệch trong dự báo sẽ gây áp lực mạnh đến việc
chấp hành NSNN theo đúng dự toán.
Thứ hai,
thách thức của việc tăng thu thuế
nội địa. Trong dự toán thu NSNN năm 2017, thu
nội địa là 990.280 nghìn tỷ đồng; thu dầu thô là
38,3 nghìn tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu là 180
nghìn tỷ đồng. Thu nội địa sẽ phải tăng so với
ước thực hiện 2016 khoảng 19% là một thách
thức không nhỏ khi mà tình hình sản xuất kinh
doanh nội địa còn nhiều khó khăn, lạm phát vẫn
ở mức dưới 5% và thu nội địa còn phụ thuộc
nhiều vào thu từ đất đai (ước tính vẫn chiếm
6,3% tổng thu NSNN).
Trong thu nội địa, nếu trừ số thu tiền sử dụng
đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu tiền bán
bớt phần vốn nhà nước tại DN, thu cổ tức và lợi
nhuận sau thuế thì thu nội địa tăng ở mức 15% là
mức tăng khá cao trong bối cảnh kinh tế – xã hội
còn nhiều khó khăn, có thể gây rủi ro trong cân
đối. Đối với khu vực DNNN tăng thu NSNN 8% là
khó khăn, vì trong những năm gần đây, mức tăng
bình quân của khu vực DN này chỉ vào khoảng
4-5%; tương tự, đối với thu ngoài quốc doanh dự
toán tăng 20% là mức tăng tương đối cao.
Thứ ba,
thực hiện chi tiêu NSNN tiết kiệm,
hiệu quả. Dù Chính phủ có những biện pháp
mạnh mẽ thì việc thực hiện tiết kiệm chi tiêu
từ NSNN năm 2017 cũng không dễ do các biện
pháp tiết kiệm chi tiêu đã được áp dụng nên sẽ
khó có thể tiết kiệm NSNN hơn nữa khi chưa có
sự thay đổi mạnh về hệ thống và cơ chế chi tiêu.
Hơn nữa, Chính phủ vẫn sẽ cần tiếp tục duy trì
các khoản chi vì mục đích an sinh xã hội, chi trả
nợ. Năm 2017 cũng là năm đầu thật sự áp dụng
thực hiện chi đầu tư theo Luật Đầu tư công (sau
khi Quốc hội đã phê duyệt kế hoạch đầu tư trung
hạn) nên nếu không có sự giám sát và hướng dẫn
kịp thời, rất có thể quy mô chi đầu tư sẽ tăng lên
nhanh chóng khi mà khuôn khổ chi tiêu trung
hạn cho phép điều chỉnh chi đầu tư giữa các năm
kế hoạch.
Thứ tư,
vấn đề giá dầu và giá cả hàng hóa.
Trong năm 2017, biến động giá dầu sẽ có thể vẫn
tác động mạnh đến ngân sách. Theo dự toán Quốc
hội phê duyệt là 50 USD/thùng, nhưng thực tế
biến động giá dầu là rất khó lường, do vậy, cần có
phương án về thu NSNN khi giá dầu biến động
mạnh để có giải pháp điều hành phù hợp.
Việc dự báo thu ngân sách năm sau trong lập
dự toán thường được xem xét trên cơ sở số thu
năm hiện hành. Do đó, số thu NSNN sẽ tăng
mạnh khi lạm phát cao và thay đổi tỷ giá lớn và
ngược lại.
Như vậy, thực hiện tốt chính sách tài khóa năm
2016 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn là
nhiệm vụ rất khó. Vì vậy, kết quả tích cực trong
thu – chi NSNN năm 2016 là cố gắng rất lớn của
Chính phủ, Bộ Tài chính trong thực hiện điều
hành chính sách tài khóa.
Năm tài khóa 2017, Quốc hội đã phê duyệt
tổng dự toán thu cân đối NSNN năm 2017 là
1.212.180 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm
2016; Lạm phát 4-5% và tăng trưởng đạt 6,5-6,7%
thì dự toán này có thể đạt được. Dự toán chi
NSNN dự kiến cũng có thể tiếp tục được thực
hiện tốt căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ
chi 2 năm gần đây.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính, Quyết toán và dự toán NSNN nhiều năm;
2. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016, Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 16/5/2016;
3. Vũ Sỹ Cường (2012) “Quan hệ giữa lập dự toán và thưc hiện NSNN với
lạm phát” – Tạp chí Ngân hàng số 2/2012.
4. IMF (2016) – Subdued DemandSymptoms and Remedies– World
Economic Outlook Report, Oct. 2016
Vài năm gần đây luôn có sự chênh lệch khá
lớn giữa GDP dự báo (khi làm dự toán) so với
GDP thực tế. Trong khi dự báo các số liệu thu-
chi NSNN chịu ảnh hưởng mạnh của dự báo
GDP nên những sai lệch trong dự báo sẽ gây
áp lực mạnh đến việc chấp hành NSNN theo
đúng dự toán.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...66
Powered by FlippingBook