So ky 1 thang 2 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
21
nghị quyết và 04 quyết định; cùng với đó ban hành
theo thẩm quyền 185 thông tư, thông tư liên tịch.
Việc sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản
pháp luật đã góp phần cải thiện môi trường kinh
doanh, tạo thuận lợi cho tổ chức cá nhân phát triển
sản xuất kinh doanh.
Về cải cách thủ tục hành chính
Xác định cải cách TTHC là khâu đột phá trong
CCHC, căn cứ vào các Kế hoạch hành động, Bộ
Tài chính đã tổ chức triển khai có hiệu quả các giải
pháp cải cách TTHC sau:
i) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các
TTHC theo quy định của pháp luật ngay từ khâu
dự thảo;
ii) Chủ động rà soát các TTHC hiện hành để đề
nghị sửa đổi, bổ sung và thay thế, qua đó nâng cao
chất lượng TTHC trong lĩnh vực tài chính, nhất là
TTHC liên quan tới người dân, DN;
iii) Công khai, minh bạch tất cả các TTHC thông
qua việc thực hiện đánh giá tác động và tham gia ý
kiến, thẩm định nội dung đối với 128 TTHC tại 31
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về
TTHC; Thực hiện rà soát, ban hành 16 quyết định
để chuẩn hóa 908 TTHC; Triển khai rà soát và đề
xuất phương án đơn giản hóa đối với 91 TTHC,
giấy tờ công dân; bãi bỏ 17 tờ khai và 16 TTHC (57
TTHC trong lĩnh vực thuế; 32 TTHC trong lĩnh vực
chứng khoán; 02 TTHC trong lĩnh vực hải quan).
Từ cơ sở trên, năm 2016, Bộ Tài chính đã ban
hành 29 quyết định công bố TTHC thuộc phạm
vi chức năng quản lý và đã thực hiện cập nhật
lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; Đã thực thi
đơn giản hóa TTHC, giúp giảm thời gian thông
quan hàng hóa giảm bình quân từ 21 ngày xuống
14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập
khẩu, giảm nhanh số giờ thực hiện TTHC về thuế
qua các năm và hiện còn 117 giờ/năm (giảm 420
giờ so với năm 2014).
Về hiện đại hóa hành chính
Trong năm 2016, ngành Tài chính đã có nhiều cải
cách mạnh mẽ, trước yêu cầu cao về việc thay đổi
phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong
giải quyết TTHC không những là yêu cầu mà còn là
nhiệm vụ cấp bách tạo nền tảng thực hiện hệ thống
thông tin quản lý tài chính Chính phủ (GFMIS). Do
vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia cũng như tạo thuận lợi cho
người dân và DN theo đúng tinh thần Nghị quyết
30c/NQ-CP, Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ
về Chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Kế
hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP
(Quyết định 2765/QĐ-BTC), đến nay nhiều kết quả
đã đạt được sau nỗ lực triển khai thực hiện như:
Một là,
việc ứng dụng công nghệ thông tin theo
Kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin
giai đoạn 2016-2020 trong hoạt động của ngành Tài
chính và tại cơ quan Bộ Tài chính đã thu được nhiều
kết quả cụ thể:
- Tính đến 15/12/2016, đã thực hiện dịch vụ công
trực tuyến đối với 906 TTHC thuộc chức năng quản
lý của Bộ Tài chính, trong đó mức độ 3 là 105 thủ
tục và mức độ 4 là 180 thủ tục.
- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về Tài chính theo Quyết định 2376/QĐ-BTC ngày
01/11/2016.
- Triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động
(VNACSS/VCIS): 100% các quy trình, thủ tục hải
quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn
quốc. Tính từ 1/1/2016 đến hết ngày 15/12/2016, đã
có trên 69,39 nghìn DN tham gia hệ thống, tổng số
kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 298,44 tỷ USD, tổng
số tờ khai xuất nhập khẩu là 8,36 triệu tờ khai.
- Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, đã kết nối
chính thức với 10/14 Bộ với 36 TTHC, xử lý trên 204
nghìn bộ hồ sơ hành chính với sự tham gia của hơn
8,2 nghìn DN.
- Về cơ chế một cửa ASEAN, đã trình Chính phủ
ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 22/4/2016
phê duyệt Nghị định thư về khung pháp lý Cơ chế
một cửa ASEAN. Việt Nam đã kết nối kỹ thuật với
các nước trong ASEAN để trao đổi thông tin Chứng
nhận xuất xứ điện tử trong khuôn khổ Cơ chế một
cửa ASEAN.
- Về khai thuế qua mạng, hệ thống khai thuế
qua mạng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành
phố; với 564.488 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai
thuế qua mạng, đạt 99,64% trên tổng số 566.504 DN
đang hoạt động trên cả nước; số lượng hồ sơ khai
thuế điện tử đã tiếp nhận và xử lý đến nay là hơn
35,4 triệu hồ sơ.
Hai là,
thanh toán thuế điện tử cũng đã thu được
những kết quả nhất định sau:
- Đối với thuế nội địa: Số lượng DN đã đăng ký
thamgia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 547.785
DN trên tổng số 566.504 DN đang hoạt động, đạt tỷ
lệ 96,70%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch
vụ với ngân hàng là 530.757 DN, chiếm tỷ lệ 93,69%
trên tổng số DN đang hoạt động, với số tiền đã nộp
ngân sách nhà nước từ 01/01/2016 đến cuối năm
2016 là 404.687 tỷ đồng với 2,04 triệu lượt giao dịch
nộp thuế điện tử; Đã hoàn thành kết nối triển khai
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...66
Powered by FlippingBook