So ky 1 thang 2 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
27
DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên
phạm vi cả nước thì kết quả này còn khá khiêm
tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật hiện
hành quy định hóa đơn điện tử là một trong ba
hành hình thức hóa đơn hợp pháp (hóa đơn đặt in,
hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử) và quy định nhà
nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử mà
chưa quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Để sử dụng hóa đơn điện tử, DN cũng phải có
điều kiện nhất định về hạ tầng công nghệ thông
tin, trình độ quản lý, trong khi đó hầu hết các DN
nhỏ và vừa còn hạn chế về nguồn lực tài chính,
khả năng đầu tư, quản lý, sử dụng hạ tầng công
nghệ thông tin...
Thói quen, tâm lý của nhiều người dân, DN nói
riêng và toàn xã hội nói chung vẫn cần có hóa đơn
bằng giấy khi mua bán hàng hóa, dịch vụ. Phần
lớn còn chưa nắm bắt được cơ bản các lợi ích của
hóa đơn điện tử và rất e ngại chấp nhận hóa đơn
điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống.
Hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan
quản lý nhà nước liên quan cũng chưa được đầu
tư phát triển đồng bộ, chưa tương thích, chưa
được kết nối thống nhất, DN không muốn sử dụng
hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận nhỏ DN
làm ăn không chân chính muốn duy trì sử dụng
hóa đơn giấy thông thường để có các hành vi gian
lận: Lợi dụng hóa đơn giấy để gian lận, trốn thuế
như mua, bán hoá đơn; sử dụng hóa đơn bất hợp
pháp để kê khai khống chi phí, khấu trừ và hoàn
thuế GTGT, kê khai các hóa đơn vi phạm (như các
hóa đơn đã báo hủy, hóa đơn chưa đăng ký phát
hành), viết hóa đơn sai khác thông tin về doanh số,
số thuế giữa các liên hóa đơn...
Thúc đẩy áp dụng hóa đơn điện tử ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật, khẳng định chủ trương đúng
đắn, khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử. Tình
hình sử dụng hóa đơn điện tử thời gian qua đã
chứng minh được các lợi ích căn bản mà việc sử
dụng hóa đơn điện tử mang lại đối với cộng đồng
DN, đối với công tác quản lý thuế và đối với toàn
xã hội.
Để sớm tiếp cận và hoàn thành được mục tiêu
trên, đòi hỏi cộng đồng DN, các cơ quan quản lý
nhà nước và toàn xã hội phải xác định được các
vấn đề cốt lõi và sớm có giải pháp hữu hiệu giải
quyết. Một số vấn đề cần sớm kiện toàn sau:
Một là,
cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật
quy định về hóa đơn. Theo đó, cần sớm luật hóa ở
cấp văn bản quy phạm pháp luật cụ thể bắt buộc
các DN phải thực hiện hóa đơn điện tử theo lộ
trình nhanh; có chế tài xử lý đối với các DN cố tình
trì hoãn việc áp dụng, để khắc phục những hạn
chế hiện hành là: Ở cấp văn bản Luật chưa được
quy định và tại cấp Nghị định của Chính phủ –
Nghị đinh 51/2010/NĐ-CP chỉ quy định khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
Hai là,
song song với việc hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp luật về hóa đơn, cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền sâu rộng về các lợi ích của việc sử
dụng hóa đơn điện tử đối với các DN, đối với công
tác quản lý nhà nước và đối với toàn xã hội. Đồng
thời, công tác tuyên truyền cần chú trọng nội dung
phổ biến về mục tiêu, định hướng áp dụng hóa
đơn điện tử trên diện rộng trong thời gian tới theo
nguyên tắc bắt buộc thay cho nguyên tắc khuyến
khích áp dụng.
Ba là,
khuyến khích xã hội hóa thực hiện các
công việc liên quan hỗ trợ DN triển khai hóa đơn
điện tử. Trong đó, chú trọng việc khuyến khích sự
tham gia tích cực của các tổ chức trung gian cung
cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với chất lượng dịch
vụ tốt, chi phí phù hợp và có sự kiểm soát của cơ
quan quản lý nhà nước thông qua các quy định,
các điều kiện, tiêu chí cụ thể để trở thành một tổ
chức trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
hợp pháp.
Bốn là,
Nhà nước cần quan tâm đánh giá chính
xác năng lực hệ thống công nghệ thông tin của
cộng đồng DN, của các cơ quan quản lý nhà nước
và của toàn xã hội hiện tại; đồng thời, sớm nghiên
cứu, xây dựng được mô hình, phương pháp ứng
dụng công nghệ thông tin thực hiện hóa đơn điện
tử tối ưu làm cơ sở xác định được quy mô đầu tư,
định hướng hoạt động của DN và của các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan.
Năm là,
các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung
ương đến các cấp chính quyền địa phương phải
xác định đây là một trong các giải pháp trọng yếu
cần sớm tổ chức triển khai sâu rộng, để thực hiện
cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh, tự do hóa thương mại.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 Chính phủ điện tử;
2. Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện hóa đơn điện tử năm
2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội;
3. Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hóa đơn điện tử có mã xác
thực số 65234/CT-TH ngày 19/10/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội;
4. Báo cáo kết quả khảo sát công tác quản lý hoá đơn tại Đài Loan của
Đoàn công tác Tổng cục Thuế từ ngày 28/3/2010 đến ngày 3/4/2010.
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...66
Powered by FlippingBook