So ky 1 thang 2 - page 3

5
TRIỂNVỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNHVIỆT NAM NĂM 2017
mạnh nhất với 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm.
Dù vậy, theo Tổng cục Thống kê, trong nước gặp
nhiều khó khăn thì mức trên là một thành công. Để
có được kết quả tăng trưởng đó, ngay từ đầu năm
2016, Chính phủ đã quyết liệt triển khai nhiều giải
pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển. Cụ thể, Chính phủ đã đẩy mạnh
triển khai Nghị quyết 19, Nghị quyết 35/NQ-CP về
các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển... Trong
đó, đặc biệt có các giải pháp về tài chính - ngân
sách, không chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt của
năm 2016 mà còn cho những năm tiếp theo. Tháng
6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 22/CT-TTg về tăng cường triển khai các nhiệm vụ
tài chính và ngân sách nhà nước năm 2016. Trong
đó, tăng cường hiệu quả và hiệu suất đầu tư công là
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để củng
cố chi đầu tư. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục cam kết
giảm bội chi ngân sách trong trung hạn nhằm kiềm
chế tốc độ tăng tỷ lệ nợ công trên GDP. Đặc biệt, kế
hoạch tài chính trung hạn 2016 - 2020 được Quốc hội
thông qua ngày 9/11/2016 cho thấy, tình hình chính
sách dự kiến sẽ được cải thiện dần trong 4 năm tiếp
theo. Kế hoạch đã xác định mục tiêu giảm bội chi
ngân sách xuống 3,5% GDP vào năm 2020, chính
sách thu tiếp tục cải cách theo hướng đẩy mạnh huy
động thu trong nước.
Kết quả thu NSNN năm 2016 tăng 7,8%, bội chi
ngân sách tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ. Theo
đánh giá của Bộ Tài chính, số thu của Việt Nam vẫn
ở mức cao, nhưng đã giảm dần trong những năm
gần đây. Tỷ trọng tổng thu và thu từ thuế trên GDP
lần lượt giảm từ mức 26% và 23% giai đoạn 2006 -
2010 xuống còn 23% và 20,4% giai đoạn 2011 - 2015.
KINHTẾ VIỆT NAM
TRƯỚC NHỮNG CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨCMỚI
ThS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2017 được dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do
những tác động bất ổn từ địa - chính trị đến biến động của kinh tế - tài chính trên thế giới cùng rủi
ro tiềm ẩn từ thiên tai, dịch bệnh trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ đón nhận
nhiều tín hiệu tốt từ các cam kết hội nhập cùng sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải
cách môi trường kinh doanh, tạo động lực mới cho doanh nghiệp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Doanh nghiệp, kinh tế, cải cách, môi trường kinh doanh, hội nhập
Ngày nhận bài: 6/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 7/1/2017
Ngày nhận phản biện:15/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 16/1/2017
Vietnam’s economy is forecast to confront
challenges in 2017 due to the negative
impacts from global political and financial
economic volatilities as well as potential
risks from calamities and epidemic diseases.
However, the economy will also experience
positive signals of integration compromises
and attempts of the Government in business
environment restructure creating new drives
for economic growth.
Keyword: Entrepreneur, economic, restructure,
business environment, integration
Nỗ lực từ năm 2016
Trong năm 2016, sự sụt giảm sâu của công nghiệp
khai khoáng cùng các yếu tố về môi trường đã khiến
cho tăng trưởng GDP của Việt Nam không đạt chỉ
tiêu đề ra (6,21%, thấp hơn mức tăng 6,88% của năm
2015). Năm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP
(khoảng 1,7 tỷ USD) bởi thiên tai, hạn hạn. Trong đó,
nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản chịu tác động
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...66
Powered by FlippingBook