So ky 1 thang 2 - page 30

32
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
Kết quả đến nay cho thấy, về cơ bản cơ chế phân
bổ vốn đầu tư được đổi mới theo hướng minh bạch
hóa, thực hiện cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch
trung hạn, vốn đầu tư được tập trung hơn cho các
công trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn
thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu
quả; Hiệu quả đầu tư (cải thiện chỉ số ICOR), nâng
cao chất lượng tăng trưởng và năng suất lao động,
góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng. Đến năm
2016, tỷ trọng trong tổng đầu tư toàn xã hội của khu
vực nhà nước là 37,6%, khu vực ngoài nhà nước
39% và khu vực FDI 23,4%. Hệ số ICOR giai đoạn
2011 - 2015 là 6,91, tăng so với 6,96 của giai đoạn
2006 - 2010.
Về tái cơ cấu DNNN: Trong giai đoạn 2011-2016,
các cơ chế chính sách về quản lý tài chính DN và sắp
xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN
đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được điều
chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt động
của DN và tình hình thị trường, thúc đẩy tái cơ cấu
DNNN, bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản
nhà nước, tạo minh bạch trong công tác quản lý tài
chính DNNN, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, giám
sát của chủ sở hữu; phân định rõ quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như DN để
đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
Về tái cơ cấu thị trường chứng khoán (TTCK).
Khung khổ pháp lý cho hoạt động tái cấu trúc
TTCK cơ bản được hoàn thiện, tập trung tái cơ cấu
04 trụ cột chính là cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu
tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán và hệ thống tổ
chức TTCK. Đối với thị trường trái phiếu, đã thực
hiện tái cơ cấu danh mục trái phiếu chính phủ theo
hướng kéo dài kỳ hạn để giảm áp lực trả nợ trong
ngắn hạn, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm
nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Kết quả là đến cuối năm 2016, tổng quy mô
thị trường (giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và
dư nợ trái phiếu) đạt khoảng 70,9% GDP, trong
đó quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đến đạt
khoảng 43,3% GDP (gấp gần 2 lần so với năm
2011), thanh khoản được cải thiện, sự tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư có
tổ chức ngày càng nhiều.
Thứ hai,
chính sách tài chính thúc đẩy phát triển
khoa học công nghệ (KHCN).
Hệ thống pháp luật về KHCN đã được tạo lập
và liên tục được hoàn thiện, phát triển. Trong đó,
nhiều giải pháp về tài chính cũng được thực hiện
nhằm phát triển KHCN và tăng sự đóng góp của
TFP vào tăng trưởng kinh tế như: Các quy định về
đầu tư, tài chính phục vụ phát triển KHCN ngày
càng được hoàn thiện (Luật KHCN 2013, Luật Đầu
tư 2014). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho KHCN; Đã
hình thành được một hệ thống các chính sách ưu
đãi về tài chính đa dạng, đồng bộ, phù hợp với
các nguyên tắc của thương mại và thông lệ quốc tế
nhằm thu hút vốn, khuyến khích đầu tư theo các
lĩnh vực ưu tiên phát triển với các ưu đãi về thuế
thu nhập DN (về thuế suất, kỳ miễn thuế, giảm
thuế…), thuế nhập khẩu (miễn, giảm thuế, hoàn
thuế…); ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
và tiền thuê mặt nước… cùng với các chính sách ưu
đãi về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đào tạo lao
động chất lượng cao.
Bên cạnh đó, bước đầu áp dụng cơ chế Nhà
nước đặt hàng nhiệm vụ KHCN, cơ chế khoán chi
đối với nhiệm vụ KHCN các cấp; trao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức KHCN công
lập và hình thành DN KHCN, qua đó đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các cơ sở KHCN. NSNN
cũng đã tăng cường hỗ trợ cho các dự án nghiên
cứu KHCN trong việc xây dựng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật; tăng cường năng lực thử nghiệm
chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ quản lý
nhà nước; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư
vấn về năng suất, chất lượng...
Trong những năm gần đây, đầu tư cho hoạt động
chuyên môn, KHCN trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội chiếm tỷ trọng ngày càng cao (bình quân các
năm 2009-2014 chiếm 2,13%, cao hơn mức 1,43%
của bình quân các năm 2007-2010). Chi NSNN cho
KH-CN tăng tương đối nhanh. Dự toán chi NSNN
cho khoa học – công nghệ giai đoạn 2011-2015 ở
mức 13,9 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó,
theo Bộ KHCN (2016) về hoạt động nghiên cứu và
phát triển, chi cho nghiên cứu và phát triển năm
2013 chiếm 43% tổng chi quốc gia cho KH-CN, hơn
một nửa nguồn chi này là từ NSNN (chiếm 56,7%).
Đồng thời, khu vực DN cũng đã có sự chú trọng
vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, thể hiện ở
đầu tư của DN cho nghiên cứu và phát triển năm
Trong giai đoạn 2011-2016, các cơ chế chính
sách về quản lý tài chính DN và sắp xếp, cổ
phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DNNN đã
được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được điều
chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tiễn hoạt
động của DN và tình hình thị trường, thúc đẩy
tái cơ cấu DNNN, bảo đảm ngăn chặn thất
thoát vốn, tài sản nhà nước.
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...66
Powered by FlippingBook