So ky 1 thang 2 - page 33

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
35
5 năm qua, việc thực hiện các chủ trương, định
hướng trên đã đạt được các kết quả tích cực. Quy
mô nền kinh tế được củng cố và tăng cường (Quy
mô GDP tính theo USD (hiện hành) năm 2015 tăng
25 lần so với năm 1991, đạt mức trên 191 tỷ USD.
Đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam đạt 2.088 USD (Nguồn: IMF, 2016); Cơ
cấu các ngành sản xuất dịch chuyển theo hướng
tích cực (Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP
năm 2011 và 2015 lần lượt là 19,57% và 17%; tỷ
trọng của ngành công nghiệp, ngành dịch vụ trong
GDP của năm 2011 là 32,24% và 36,73%; năm 2015
là 33,25% và 39,73%. Năm 2016, các tỷ trọng tương
ứng là: nông nghiệp 16,32%; công nghiệp là 32,72%
và dịch vụ là 40,92%). Các nền tảng kinh tế vĩ mô
từng bước được củng cố, lạm phát được kiểm soát,
nhập siêu giảm. Việc thực hiện 3 đột phá chiến
lược đề trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011-2020 cũng đã mang lại những kết
quả bước đầu, tạo thuận lợi cho việc đổi mới mô
hình tăng trưởng.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện tái cơ cấu nền
kinh tế cũng bộc lộ những hạn chế, chất lượng tăng
trưởng kinh tế còn thấp. Năm 2016, tăng trưởng
GDP chỉ đạt 6,21%). Tính ổn định của nền kinh tế
còn thấp và trong trung và dài hạn phải đối mặt
với nhiều thách thức. Cán cân thương mại cân bằng
hơn, nhưng chưa thực sự bền vững, hàm lượng giá
trị gia tăng của xuất khẩu còn thấp. Tăng trưởng
xuất khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chỉ số năng lực
cạnh tranh của Việt Nam theo Điều tra của Diễn
đàn kinh tế thế giới (WEF) vẫn đang tụt hậu đáng
kể so với nhiều nước, năm 2016 đứng thứ 60, trong
TÁI CƠ CẤUKINHTẾ: NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI HUY ĐỘNGVÀ PHÂNBỔNGUỒN LỰC
ThS. TRƯƠNG BÁ TUẤN
Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một quá trình phức tạp, lâu dài với
nhiều nội dung có quan hệ mật thiết với nhau. Đối với Việt Nam, hiệu ứng của việc thực hiện tái cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thời gian qua nhìn chung là khá tích cực, song cũng
đang còn nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục có kết quả những hạn chế đặt ra trong quá trình thực
hiện tái cơ cấu đòi hỏi phải có những giải pháp mới, đồng bộ, nhất là đối với yêu cầu tăng cường
hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực.
Từ khóa: Kinh tế, tái cơ cấu, mô hình tăng trưởng
Ngày nhận bài: 3/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 3/1/2017
Ngày nhận phản biện:6/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 6/1/2017
Economic restructure in connection with
growth model transition is a complicated and
long-term process with series of closely related
contents. For Vietnam, the recent effects of
economic restructure shown positive signals,
however, there have been also limitations.
In order to effectively eliminate the existed
limitations in economic restructure, it is
necessary to figure out new and consistent
solutions to capital mobilization and
allocation.
Keyword: Economy, economic restructure,
growth model
Tái cơ cấu kinh tế và những vấn đề đặt ra
đối với việc phân bổ và huy động nguồn lực
Năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, các chủ trương, định hướng về
đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu
kinh tế đã được đề ra. Trên cơ sở đó, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu
kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
(Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2012). Trong
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...66
Powered by FlippingBook