So ky 1 thang 2 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
37
năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại nhưng cho đến nay những
mục tiêu này vẫn chưa được cụ thể hóa trong
một bản chiến lược công nghiệp phù hợp. Tính
liên ngành, liên vùng trong các quy hoạch còn
yếu, chưa tính được hết các tác động cũng như
vai trò của thị trường trong xây dựng quy hoạch,
kế hoạch. Hệ quả là sự mất cân đối về phát triển
trong một số ngành, lĩnh vực, gây lãng phí nguồn
lực xã hội.
Thứ năm,
tư duy phát triển kinh tế ở một số nội
dung còn có sự “ôm đồm” của Nhà nước đối với
nhiều chức năng mà thị trường đảm nhiệm hiệu
quả hơn, chưa chú ý đúng mức đến những chức
năng mà Nhà nước phải thực hiện trong quá trình
quản lý nền kinh tế. Cơ chế bao cấp qua giá đối
với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ kéo dài quá
lâu, làm méo mó các quyết định phân bổ nguồn
lực trong xã hội.
Giải pháp tăng cường hiệu quả huy động
và phân bổ nguồn lực cho tái cơ cấu kinh tế
Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh
mục tiêu: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững;
tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước trên cơ
sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế...”, đồng
thời chỉ rõ: “Mô hình tăng trưởng trong thời gian
tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với
chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao
chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ
sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế
so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển
nhanh và bền vững…”.
Cụ thể hóa định hướng này, Nghị quyết số 05/
NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một
số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của
nền kinh tế đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, chủ
trương chính sách về đổi mới mô hình tăng trưởng
của Việt Nam trong những năm tới đây. Cùng với
đó, Kế hoạch Tái cơ cấu nền kinh tế 2016 – 2020
(Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016 của
của Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2) đã cụ thể hóa
các định hướng trên bằng nhiều nhiệm vụ và giải
pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.
Để thực hiện được các mục tiêu và định
hướng theo các nghị quyết này, đòi hỏi phải
có những giải pháp mới, đồng bộ, qua đó tăng
cường hiệu quả huy động và phân bổ nguồn lực
xã hội, đó là:
Một là,
tiếp tục chủ động và kiên định trong
việc theo đuổi mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát, đặc biệt là ổn định các cân
đối lớn về tài chính, đảm bảo an ninh, an toàn tài
chính quốc gia; Xem ổn định kinh tế vĩ mô là điều
kiện tiên quyết, là yêu cầu hàng đầu để đảm bảo sự
thành công trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế;
Tăng cường trao đổi thông tin, sự phối hợp trong
xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch giữa
các địa phương để khắc phục tình trạng cắt khúc
của quy hoạch, khắc phục cho được tình trạng chia
cắt theo ngành, địa phương và lợi ích cục bộ. Đồng
thời, lựa chọn hợp lý các ngành và lĩnh vực ưu tiên
trong thực hiện chiến lược công nghiệp, quan tâm
đến những ngành có vị trí quan trọng, tận dụng
được lợi thế cạnh tranh của đất nước, phù hợp với
thị trường và xu thế phân công lao động quốc tế.
Coi trọng và tôn trọng “tính ưu tiên”, “tính chiến
lược” trong phân bổ nguồn lực, khắc phục triệt để
tư duy mong muốn phát triển dàn đều trong các
ngành, lĩnh vực trong bối cảnh nguồn lực có hạn.
Hai là,
tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện thể
chế, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy luật của
kinh tế thị trường trong quản lý, điều hành nền
kinh tế vĩ mô; Thực hiện nhất quán một mặt bằng
pháp lý và điều kiện kinh doanh cho các doanh
nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành
phần kinh tế; đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế; Rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả
các chính sách ưu đãi về thuế, tiếp cận tài chính,
tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp thuộc ngành,
lĩnh vực ưu tiên, khắc phục tình trạng manh mún
trong chính sách ưu đãi như thời gian qua; Tiếp
tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, đảm
bảo sự phát triển hài hòa, cân xứng giữa các bộ
phận của thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào
nguồn vốn tín dụng từ khu vực ngân hàng trên
cơ sở có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự
phát triển của thị trường chứng khoán, bao gồm
Các nền tảng kinh tế vĩ mô từng bước được
củng cố, lạm phát được kiểm soát, nhập siêu
giảm. Việc thực hiện 3 đột phá chiến lược đề
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2020 cũng đã mang lại những kết
quả bước đầu, tạo thuận lợi cho việc đổi mới
mô hình tăng trưởng.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...66
Powered by FlippingBook