So ky 1 thang 2 - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
41
quan tâm nội dung này khi xây dựng các Văn kiện
Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ qua.
Thứ ba, thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong
việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư.
Thực tế hiện nay, giữa các tỉnh hầu như không
có liên kết thu hút đầu tư, “mạnh ai nấy chạy”,
thậm chí giữa các tỉnh còn diễn ra tình trạng cạnh
tranh, chạy đua thu hút đầu tư không lành mạnh.
Tình trạng này khiến lợi ích tổng thể giảm sút ở
cấp độ quốc gia cũng như từng vùng và ngay ở
trong các tỉnh.
Thứ tư, thiếu sự liên kết trong quy hoạch giữa các
tỉnh, thành phố trong một vùng.
Quy hoạch giữa cấp trên và cấp dưới thiếu tính
đồng bộ, hơn nữa quy hoạch giữa các tỉnh (cùng
cấp) cũng thiếu sự gắn kết, phối hợp. Tình trạng
quy hoạch cấp vùng chưa xong, nhưng các tỉnh đã
quy hoạch xong là hiện tượng phổ biến; Quy hoạch
tổng thể, quy hoạch sử dụng đất chưa được phê
duyệt, thì các ngành đã xong quy hoạch ngành…
Điều này dẫn đến tình trạng quy hoạch chồng lấn
về mặt hành chính - lãnh thổ.
Thứ năm, về phân định vùng còn nhiều vấn đề đặt
ra cần nghiên cứu.
Việc phân vùng như hiện nay chỉ là phép cộng
gồm nhiều đơn vị hành chính - lãnh thổ (tỉnh,
thành phố) với nhau, chưa hẳn đã là một lãnh thổ
có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương
đồng nhau, sự tương hợp về vị trí kinh tế và trình
độ phát triển kinh tế; đặc trưng của các nguồn lực
phát triển tương đồng nhau, tác dụng thúc đẩy
hay kìm hãm sự phát triển của các vùng khác; đặc
trưng khác biệt của vùng so với các vùng khác hay
nói cách khác là lợi thế so sánh của vùng. Do vậy,
còn một số vấn đề chưa hợp lý, còn có các mâu
thuẫn, bất cập.
Giải pháp phát triển vùng kinh tế
Trong quá trình thực hiện tái cơ cấu và chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, liên kết vùng cần được
coi là phương tiện, là động lực quan trọng nhằm
khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt địa giới
hành chính, phát huy tối đa lợi thế so sánh của
vùng, địa phương. Để thúc đẩy liên kết hiệu quả
từng vùng kinh tế - xã hội, từng địa phương, khu
vực kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các
vùng trong nước, khu vực và thế giới… cần có
các giải pháp về thể chế; cơ chế, chính sách, cơ
cấu, tổ chức quản trị vùng nhằm khai thác triệt
để tiềm năng, lợi thế từng vùng kinh tế, khu vực
kinh tế, từng địa phương tham gia chuỗi liên kết.
Cụ thể:
Về thể chế liên kết vùng kinh tế
Việc cần làm đầu tiên phải hoàn thiện bộ khung
pháp lý làm nền tảng về liên kết vùng kinh tế, đây
là khâu quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả trong
tổ chức thực thi chính sách.
-
Khung thể chế liên kết các chủ thể vĩ mô:
Rà soát
việc phân chia các vùng kinh tế - xã hội, xem xét
các yếu tố thuận tiện, dễ dàng trong liên kết nội
vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa
phương, của cả vùng để tạo sự phối hợp, hỗ trợ
lẫn nhau có hiệu quả giữa các vùng kinh tế, các
địa phương. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy
định pháp lý (hệ thống pháp luật của Nhà nước)
về thể chế kinh tế và quản trị vùng (ban hành mới
hoặc sửa đổi) làm nền tảng cho phát triển, quản trị,
đánh giá giám sát phát triển vùng....
-
Khung thể chế liên kết các chủ thể vi mô:
Liên
kết các chủ thể vi mô về nguyên tắc phải dựa trên
nền tảng lợi ích các bên tham gia liên kết theo cac
hình thức hợp đồng, góp vốn cổ phần… chủ thể
tham gia liên kết là các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, cơ sở nghiên cứu khoa học, các tổ chức
nghề nghiệp. Khung thể chế phải đảm bảo các
quyền lợi, các điều kiện pháp lý hợp pháp được
Nhà nước bảo hộ để thực thi liên kết thường
xuyên, bền vững trong phát triển vùng kinh tế,
khu vực kinh tế, kinh tế địa phương trong các
vùng kinh tế - xã hội.
-
Khung thể chế liên kết mang tính chất lãnh thổ:
Với
các vùng kinh tế trọng điểm, cực tăng trưởng, đặc
khu, khu kinh tế... cần có thể chế, chính sách cạnh
tranh ngang tầm quốc tế để kết nối, thu hút đầu
tư, xây dựng nền kinh tế tri thức, công nghệ cao.
Ngoài những ưu đãi chính sách, Nhà nước cần xây
dựng khung thể chế, chính sách ưu tiên nhằm hình
thành các cực tăng trưởng, tạo sự lan tỏa để phát
triển kinh tế... với những quy chế khuyến khích về
chính sách đầu tư vượt trội, tạo điểm nhấn lan tỏa
cho phát triển toàn vùng kinh tế - xã hội.
Về cơ chế, chính sách liên kết vùng kinh tế
Về cơ chế, chính sách cần rà soát hoàn thiện
trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển các
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo xu thế
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ. Các vùng kinh tế đã
từng bước phát huy được tiềm năng, lợi thế. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, trên 10%/
năm; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 12
triệu đồng/người/năm.
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...66
Powered by FlippingBook