So ky 1 thang 2 - page 4

6
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
Có 3 yếu tố làm giảm tỷ trọng: (1) Giảm thu từ dầu
thô; (2) Giảm mạnh thuế xuất nhập khẩu do hội
nhập toàn cầu sâu hơn; (3) Giảm nguồn thu từ đất.
Tuy nhiên, những năm gần đây cơ cấu thu đã có
những chuyển biến tích cực do số thu dựa vào các
nguồn thu bền vững hơn. Tỷ lệ thu nội địa trên tổng
thu tăng đáng kể từ 52% giai đoạn 2001 - 2005 lên
đến trên 68% giai đoạn 2011 – 2015.
Bên cạnh đó, Chiến lược Cải cách thuế tổng thể
của Chính phủ cũng hướng đến xu hướng giảm thu
và ổn định thu ở mức khoảng 22 - 23% GDP. Chiến
lược này sẽ giúp xử lý được những thách thức về
cân đối ngân sách, suy giảm nguồn thu từ xuất nhập
khẩu và tình trạng xói mòn cơ sở tính thuế ngày
càng lớn do hội nhập toàn cầu, đồng thời cải thiện
được môi trường đầu tư. Mặt khác, chương trình
phát triển kinh tế trung hạn, bao gồm phát triển
mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước đi đôi với tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu các
thị trường nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm
thị trường quyền sử dụng đất, thị trường nhân lực
và thị trường khoa học công nghệ; tái cơ cấu ngân
sách nhà nước và khu vực dịch vụ sự nghiệp công
đã được triển khai thực hiện quyết liệt.
Tất cả các giải pháp trên đã giúp cho kinh tế Việt
Nam năm 2016 giữ đà tăng trưởng ổn định, tạo nền
tảng cho chính sách tài khóa bền vững, kinh tế vĩ mô
ổn định, môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, doanh
nghiệp phát triển. Đây cũng là những tiền đề quan
trọng để thực hiện các mục tiêu năm 2017.
Các mục tiêu đặt ra trong năm 2017
Tại kỳ họp thứ 2, khóa XIV, Quốc hội đã biểu
quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2017, với mục tiêu GDP tăng
khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%;
tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%;
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5%
GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm
4%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%...
Như vậy, năm 2017, chỉ tiêu đặt ra về tăng trưởng
kinh tế cao hơn con số đạt được năm 2016 (6,21%);
lạm phát đưa ra thấp hơn năm 2016; chỉ tiêu về xuất
khẩu cũng được điều chỉnh thấp hơn... Những chỉ
tiêu này được đưa ra căn cứ vào hệ chỉ tiêu chung
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -
2020 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/4/2016.
Theo đó, trong 5 năm tới, bình quân tốc độ GDP
tăng 6,5 - 7%/năm; GDP năm 2020 đạt 3.200 - 3.500
USD/người; Bội chi NSNN năm 2020 dưới 4% GDP;
Lạm phát dưới 4% các năm đầu kỳ kế hoạch và 3%
vào năm 2020; Công nghiệp và dịch vụ chiếm 85%
GDP năm 2020; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình
quân 5 năm khoảng 32-34% GDP; Năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng
khoảng 30 - 35%. Năng suất lao động xã hội bình
quân tăng khoảng 5%/năm...
Động lực tăng trưởng mới
Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 là khá cao trong
bối cảnh thế giới có nhiều biến động tiêu cực làm
giảm sút động lực tăng trưởng chung, tuy nhiên
những chỉ tiêu không phải là ảo tưởng, mà được
dựa trên nền tảng động lực cộng hưởng và hội tụ từ
các xung lực tích cực mà Việt Nam đã và đang đạt
được. Cụ thể như: Sự cải thiện môi trường đầu tư;
Tăng áp dụng khoa học công nghệ và tiếp tục tham
gia hội nhập quốc tế sâu rộng, đầy đủ hơn; Tốc độ
tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước; Các
dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh,
cơ cấu phù hợp với mục tiêu thu hút của Việt Nam
đặt ra.
Bên cạnh đó, tình hình xuất siêu tăng khá, số
lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng mạnh,
số DN quay lại hoạt động cũng tăng khá. Lạm phát
được kiểm soát dưới mức kế hoạch. Mặt bằng lãi
suất, tỷ giá cơ bản ổn định. Thu hút khách du lịch
quốc tế đạt khá. Nông nghiệp từng bước phục hồi.
Niềm tin thị trường, xã hội của người dân và DN
được duy trì; sự phát triển tích cực của ngành chế
biến, chế tạo (có quy mô và chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong toàn ngành công nghiệp); sự thúc đẩy quá
trình cổ phần hóa DNNN; Thị trường tài chính mở
rộng hơn. Lãi suất huy động tương đối ổn định. Lãi
suất cho vay trung hạn và dài hạn giảm và cơ cấu
tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các
lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, DN vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu
quả hơn cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, động lực
tăng trưởng còn được tiếp sức từ duy trì tổng cầu
HÌNH 1: TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2015-2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...66
Powered by FlippingBook