So ky 1 thang 2 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
7
tiêu dùng trong nước; sự thành công của điều hành
tỷ giá linh hoạt hơn.
Động lực tăng trưởng năm 2017 còn được gia
tăng từ lòng tin thị trường, củng cố vị thế quốc tế và
kỳ vọng những cơ hội mới tới từ các kết quả đàm
phán, ký kết và triển khai các cam kết và chủ động
hội nhập quốc tế của Việt Nam; từ những chuyển
động tích cực về tái cơ cấu kinh tế, nhất là trong mua
bán, sáp nhập các ngân hàng và chuyển nhượng dự
án bất động sản; thu hồi các dự án chậm triển khai,
dùng sai mục đích sử dụng đất; cổ phần hóa đơn vị
sự nghiệp công và tăng cường sử dụng giống mới,
ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến nông sản
hiện đại; mở rộng sự tham gia của DN đầu tư vào
nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi và quy mô
công nghiệp.
Mặt khác, nền kinh tế sẽ được tiếp sức bởi sự
chuyển động của cả bộ máy quản lý và hệ thống
chính trị, tạo mọi điều kiện, tháo gỡ mọi rào cản cho
sản xuất, kinh doanh của người dân và DN, thúc
đẩy khởi nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ, chế biến, chế tạo, gắn với các lợi thế về nguồn
nguyên liệu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; thực hiện
tốt công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại,
tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhận diện những thách thức và kịch bản đặt ra
Thách thức hiện hữu
Nhiều tổ chức và các chuyên gia đã có những dự
báo về kinh tế Việt Nam trong năm 2017, với nhiều
kịch bản khác nhau, nhưng xuyên suốt đều cho thấy
một bức tranh kinh tế tươi sáng hơn. Tuy nhiên, kế
hoạch tăng trưởng năm 2017 cũng phải đối mặt với
không ít thách thức khi các yếu tố tác động tăng
trưởng đều được thắt chặt như tỷ lệ vốn đầu tư/
GDP, lạm phát, bội chi ngân sách ở mức thấp, xuất
khẩu tăng chậm lại…
Vốn đầu tư năm 2016 được thu hút nhiều hơn
thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cao hơn. Tỷ trọng
vốn khu vực ngoài nhà nước lần đầu tiên vượt qua
khu vực nhà nước lên vị trí đứng đầu trong 3 nguồn
chủ yếu do khởi nghiệp được tăng tốc với số DN
đăng ký thành lập mới, DN quay trở lại hoạt động
tăng mạnh, số DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt
động giảm. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy
vốn đăng ký giảm, nhưng vốn thực hiện tăng. Tuy
nhiên, hiệu quả đầu tư lại giảm sút.
Vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng
trưởng, trong khi kế hoạch năm 2017 tăng trưởng
cao hơn nhưng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP xuống thấp.
Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả đầu tư,
giảm suất đầu tư tăng trưởng từ 5,1 lần năm 2016
xuống còn 4,7 lần như kế hoạch năm 2017 đề ra.
Yêu cầu này đòi hỏi phải làm tốt từ khâu quy hoạch
tránh phân tán dàn trải, tránh xin - cho, đẩy nhanh
thi công, giảm thiểu lãng phí, thất thoát... đẩy mạnh
cổ phần hóa, đầu tư ngoài ngành, đẩy mạnh khởi
nghiệp để tăng tỷ trọng vốn của khu vực ngoài Nhà
nước do hiệu quả đầu tư cao với suất đầu tư tăng
trưởng chỉ bằng một nửa của khu vực nhà nước.
Chỉ số giá tiêu dùng, một trong những chỉ số
quan trọng đánh giá mức độ lạm phát, năm 2016 có
mức tăng 4,74%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra (5%)
được coi là hợp lý. Tuy nhiên, việc thực hiện mục
tiêu lạm phát năm 2017 đề ra (4%) thấp hơn năm
2016 sẽ không dễ dàng, khi mục tiêu tăng trưởng
cao hơn; lương tối thiểu tăng; dự báo nhập siêu trở
lại khi giá USD có xu hướng tăng cao hơn trong khi
hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp...
Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam?
Sự cải thiện của nhiều nền kinh tế trên thế giới
như Hoa Kỳ, các nước nhập khẩu dầu, cùng với diễn
biến về tình hình đầu tư vào Việt Nam của các DN
ngoại là tín hiệu tốt cho triển vọng kinh tế Việt Nam
năm 2017. Bên cạnh đó, tiến trình tái cơ cấu kinh tế
và cải cách thể chế thông thoáng hơn giúp cải thiện
năng lực cạnh tranh quốc gia và tăng khả năng thu
hút đầu tư... tạo thêm sự kỳ vọng kinh tế Việt Nam
sẽ có nhiều khởi sắc.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã
hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ được cải thiện khá
nhờ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư,
giá năng lượng và nông sản thế giới được dự báo
phục hồi, tạo xung lực mới cho khu vực tư nhân.
Khu vực này sẽ trở thành động lực chính của năm
2017. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2017 có khả
năng đạt mức 6,7%. Trong khi đó, Ngân hàng thế
giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự
HÌNH 2: TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI NĂM 2016
(NGHÌN DN)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...66
Powered by FlippingBook