So ky 1 thang 2 - page 50

52
toàn cầu có ý nghĩa sống còn cho các DN Việt Nam.
CLKN cho DN các ngành này nên theo mô hình vệ
tinh, theo đó hạt nhân là các DN may mặc hoặc da
giày xuất khẩu và các DN Việt Nam (chủ yếu là các
DN Việt Nam) sản xuất các linh kiện, phụ kiện, chi
tiết… hỗ trợ cho DN “hạt nhân”.
CLKN được hình thành từ sự quần tụ của các DN
trong một số ngành và lĩnh vực có liên quan khá chặt
chẽ, do đó không thể không tính đến vai trò của công
nghiệp hỗ trợ. Sự lớn mạnh của CLKN cũng kéo theo
sự lớn mạnh của công nghiệp hỗ trợ. Sự phát triển
của CLKN thể hiện ở các khía cạnh sản phẩm được
tập trung sản xuất với khối lượng lớn, chất lượng sản
phẩm cao, đồng đều; tạo công ăn việc làm cho người
lao động; thu hút vốn đầu tư nước ngoài… sẽ tạo
điều kiện cho các DN trong nước phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ.
Các khu công nghệ cao đang được Nhà nước tập
trung đầu tư, phát triển chính là tiền đề của các cụm
ngành công nghiệp khoa học kỹ thuật cao tổ chức
theo mô hình chính phủ chủ đạo. Các CLKN này sẽ
là những “cái nôi” khoa học công nghệ mới, hiện đại
của Việt Nam trong tương lai.
Muốn quy tụ các DN cùng ngành, cùng lĩnh vực
vào trong một khu vực địa lý tập trung để hình thành
CLKN thì các địa điểm chỉ có thể là những tỉnh,
thành phố lớn, nơi quy tụ nhiều DN, nơi thuận lợi về
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cả thị trường hàng
hóa. Đó sẽ là TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình
Dương, Đồng Nai ở phía Nam và Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc ở phía Bắc.
Vấn đề tổ chức thực hiện
Những năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã
có những động thái tích cực trong chính sách phát
triển các CLKN. Ngày 5/5/2014, Thủ tướng Chính
phủ đã có Quyết định số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án “Hỗ trợ DNNVV để phát triển các cụm liên kết
ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông
thôn”. Tiếp đó, ngày 13/1/2015, Thủ tướng chính phủ
ban hành Quyết định 32/QĐ-TTg Phê duyệt Chương
trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và
chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh: Điện tử và công nghệ thông tin; dệt may; chế
biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp; du
lịch và các dịch vụ liên quan.
Theo Quyết định 32/QĐ-TTg, Chính phủ sẽ tập
trung phát triển đồng bộ các cụm sản xuất liên ngành
nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng
cao hiệu quả và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực,
vùng kinh tế gắn với việc hình thành chuỗi giá trị
sản xuất và nâng cao giá trị trong nước; phát huy
lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ
cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và
trình độ phát triển với mục tiêu “Đồng bộ phát triển
và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất của
các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc năm ngành:
Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến
lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và
các dịch vụ liên quan”.
Vấn đề liên kết trong sản xuất công nghiệp, liên
kết giữa các địa phương trong một vùng, miền cũng
đã được đặt ra trong thời gian qua. Tuy nhiên, trên
thực tế, phát triển quy hoạch công nghiệp vẫn chủ
yếu quan tâm tới vấn đề mặt bằng, còn vấn đề phát
triển liên kết trong một KCN, CCN, khu kinh tế rất
hạn chế. Các hoạt động liên quan đến liên kết, tích tụ
công nghiệp, phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị... còn
ít được quan tâm.
Để thực sự phát triển CLKN, thì trừ trường hợp
các CLKN Chính phủ chủ đạo, Nhà nước nên đóng
vai trò kích thích sáng kiến của giới doanh nghiệp,
định hướng và khuyến khích việc hình thành CLKN
từ sáng kiến của họ và trợ giúp thật mạnh về mặt hạ
tầng, tài chính, công nghệ, đào tạo và tư vấn thông
qua các chương trình dài hạn. Cần có chính sách hỗ
trợ đối với các DN chưa tham gia cụm, nhưng có
điều kiện để hình thành cụm như các làng nghề, các
cụm tiểu thủ công nghiệp trong các CCN hiện tại.
Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện nay, để phát triển
CLKN, cần lồng ghép, gắn kết chính sách, chương
trình phát triển CLKN với các chính sách, chương
trình liên quan khác, đặc biệt là chính sách trợ giúp
phát triển DNNVV; cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên
tắc cụ thể và thực tiễn trong xây dựng chính sách
phát triển CLKN. Ngoài ra, tập trung hình thành,
phát triển CLKN trong một số ngành, lĩnh vực có
tiềm năng hiện có.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thế Giới, “Tiếp cận lý thuyết CLKN và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên
cứu chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1(30), 2009;
2. Hoshino T. (2006), “DNNVV Nhật Bản tiến vào ngành công nghiệp phụ trợ của
Việt nam và các nước ASEAN”, Hội nghị bàn tròn Việt Nam-Nhật Bản về chính
sách đối với DNNVV Việt Nam trước tác động toàn cầu hóa, Hà Nội, 31/8/2006;
3. Quyết định số 12/2001/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;
4. Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 5/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ DNNVV để phát triển các CLKN trong chuỗi giá trị khu vực
nông nghiệp, nông thôn”;
5. Quyết định 32/QĐ-TTg ngày 13/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản
xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...66
Powered by FlippingBook