So ky 1 thang 2 - page 54

56
để hỗ trợ cho điều hành chính sách tiền tệ (CSTT)
hiệu quả, phát triển TTTT; các cơ chế chính sách tín
dụng nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong
hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, hỗ trợ TCTD
cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo
hoạt động của TCTD an toàn, hiệu quả; các cơ chế,
chính sách tăng cường quản lý ngoại hối, góp phần
ổn định TTTT, ngoại hối...
Điển hình là ngay từ khi TTTT được hình thành,
NHNN đã chú trọng công tác tổ chức và điều hành
thị trường; ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, quy định cụ thể đối với từng loại hình hoạt
động, như Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992;
Quyết định 132/QĐ-NH14 ngày 10/07/1993 về việc
thành lập thị trường liên ngân hàng; Quyết định
114/QĐ-NH14 về quy chế về tổ chức và hoạt động
của thị trường liên ngân hàng; Quyết định 190/
QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 sửa đổi, bổ sung một số
nội dung của quy chế về tổ chức và hoạt động của
thị trường liên ngân hàng... Đây là những văn bản
quy phạm pháp luật đầu tiên là hành lang pháp lý
cơ bản để tạo lập, hình thành nên thị trường quan hệ
tín dụng giữa các TCTD. Giai đoạn này, thị trường
liên ngân hàng phát triển còn sơ khai, do các TCTD
chưa quen với hình thức giao dịch này và chưa có
sự tín nhiệm lẫn nhau nên quan hệ tín dụng giữa
các TCTD hầu như không phát sinh hoặc phải thông
qua trung gian là NHNN. Tuy nhiên, chỉ sau 10
năm, từ số lượng thành viên ít ỏi với doanh số hoạt
động không nhiều, thị trường đã có những bước
phát triển vượt bậc cả về số lượng thành viên tham
gia thị trường và doanh số giao dịch. Những thông
HOÀNTHIỆNHÀNH LANG PHÁP LÝ
HỖTRỢTHỊ TRƯỜNGTIỀNTỆ TRONGBỐI CẢNHMỚI
TS. HOÀNG XUÂN HÒA, ThS. TRẦN KIM ANH
- Ban Kinh tế Trung ương
Thị trường tiền tệ là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, đóng vai trò tiếp nhận và
truyền tải tác động hiệu ứng của các quyết định điều hành tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước đến
cung, cầu của nền kinh tế. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển khung pháp lý cho thị trường tiền
tệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và
điều tiết thị trường. Bài viết nghiên cứu khung pháp lý cho thị trường tiền tệ cũng như những kết
quả hạn chế, mà thị trường này đạt được, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật thị trường tiền tệ thời gian tới.
Từ khóa: Thị trường tiền tệ, liên ngân hàng, thị trường mở, lãi suất
Ngày nhận bài: 30/12/2016
Ngày chuyển phản biện: 31/12/2016
Ngày nhận phản biện:5/1/2017
Ngày chấp nhận đăng: 6/1/2017
Monetarymarket is a part of financial market,
it plays an important role in receiving and
conveying the effects of monetary decisions of the
Central Bank towards supply and demand of the
nationaleconomy.Therefore,improvementoflegal
framework for monetary market has an extremely
important meaning for improving effectiveness of
monetary policies and market moderation. This
paper studies the legal framework for monetary
market as well as the results, limitations of
this market and then recommends solutions to
improve legal framework for monetary market in
the coming period.
Keywords: Monetary market, inter-bank, open
market, interest
Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn vừa qua, thị trường tiền tệ (TTTT)
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điểm nổi
bật là khung pháp lý ngày một hoàn thiện. Các nội
dung cho hoạt động của TTTT về cơ bản đều đã
được luật hóa, cụ thể ở các mức độ khác nhau. Trên
cơ sở Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật Các
tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN đã ban hành các
văn bản hướng dẫn như sửa đổi, bổ sung các cơ chế
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...66
Powered by FlippingBook