So ky 1 thang 2 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
59
biệt sự phối hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa.
Phát triển thị trường vốn cung ứng nguồn vốn dài
hạn cho nền kinh tế để TTTT phát triển theo đúng
bản chất là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn; Củng
cố, chấn chỉnh hoạt động của các TCTD, tập trung
phát triển các hoạt động kinh doanh chính và loại
bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả;
từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các
NHTM theo hướng chuyên môn hóa dựa trên cơ sở
lợi thế cạnh tranh, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng;
nâng cao tính ổn định và bền vững của các TCTD;
Triển khai các quy trình, nghiệp vụ tiên tiến, chính
sách kinh doanh lành mạnh; áp dụng có hiệu quả
các phương thức quản trị điều hành theo thông lệ,
chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật...
Đối với các TCTD
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống các TCTD
trong đó chú trọng vào việc tăng cường năng lực tài
chính, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tạo cơ
sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường; Đầu
tư, trang bị, phát triển các công nghệ, bảo đảm đầy
đủ điều kiện để giao dịch thị trường được thuận lợi,
chính xác; Đánh giá đúng thực trạng các TCTD qua
công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, xác định
các khâu yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thực hiện
các biện pháp kiểm soát và tái cơ cấu phù hợp; Đẩy
nhanh tiến trình xử lý nợ xấu; Tổ chức triển khai có
hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý tài sản của
các TCTD Việt Nam dưới sự chỉ đạo của NHNN.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng lực về vốn
thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu qua thị
trường chứng khoán; Phát triển hạ tầng kỹ thuật,
ứng dụng công nghệ mới; Nâng cao chất lượng
quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, thiết lập hệ
thống cảnh báo, an toàn trong hoạt động, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện công tác
kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên.
Đối với cơ chế theo dõi và giám sát đảm bảo việc
thực hiện thể chế
(i) Cần đổi mới hoạt động thanh tra thông qua
việc ban hành Chương trình công tác, kế hoạch
thanh tra trong toàn hệ thống. Các cuộc thanh tra
tập trung chú trọng vào các nội dung trọng điểm
như: Vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, cấp tín
dụng cho cổ đông lớn và người có liên quan; hoạt
động cấp tín dụng và hoạt động đầu tư tài chính;
Hoạt động ủy thác đầu tư, các khoản phải thu, góp
vốn, mua cổ phần; Việc chấp hành các tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của TCTD, lãi suất, kinh
doanh; Hoạt động của các công ty con (nếu có)...
(ii) Từng bước đổi mới phương pháp thanh tra.
Cụ thể là từng bước kết hợp thanh tra việc chấp
hành chính sách, pháp luật với thanh tra rủi ro nhằm
đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống các
TCTD; Chú trọng công tác khảo sát, chuẩn bị thanh
tra; Phối hợp công tác thanh tra với giám sát, kiểm
toán nhằm khai thác thông tin, hỗ trợ nhiều công tác
thanh tra tại chỗ và làm cơ sở xây dựng Kế hoạch
thanh tra chi tiết đối với từng TCTD...
Đối với công tác giám sát, trước mắt, cần thu hẹp
các chuẩn mực trong nước với chuẩn quốc tế (hoàn
tất Basel II, tiến tới Basel III). Xây dựng và áp dụng
các chỉ tiêu giám sát và ngưỡng cảnh báo an toàn
vĩ mô, các mô hình định lượng và các quy chuẩn,
chỉ tiêu giám sát các ngân hàng. Công tác thanh tra,
giám sát ngân hàng cũng đang dần được đổi mới
theo hướng công khai, minh bạch hóa thông tin về
xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngân
hàng thông qua việc đăng tải thông tin về việc xử
lý những vụ sai phạm của các TCTD trên website
chính thức của NHNN.
(iii) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ
ngành Ngân hàng theo hướng hiện đại, tiếp cận
nhanh và ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến.
Thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật cho hoạt
động của TTTT;
Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng về thanh
toán; Chuẩn bị điều kiện để nâng cấp, mở rộng hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia
theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả, ngang
tầm trình độ phát triển của thế giới; Khuyến khích
các TCTD đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, bảo
đảm tính đồng bộ, an toàn, bảo mật, tương thích với
các chuẩn mực công nghệ chung và đủ khả năng
tích hợp với hệ thống công nghệ của ngành.
Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu
khoa học, nâng cao chất lượng các cơ sở nghiên cứu
khoa học công nghệ ngành Ngân hàng, gắn kết chặt
chẽ giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực
tiễn; Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin tín
dụng; nâng cao năng lực của Trung tâm thông tin
tín dụng quốc gia; Cho phép phát triển thêm các tổ
chức thông tin tín dụng thuộc các thành phần kinh
tế khác phù hợp với các quy định pháp luật; Nâng
cao chất lượng công tác xếp hạng tín nhiệm đối với
các TCTD...
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Hà Thị Sáu. “ Điều hành linh hoạt thị trường OMO, góp phần kiểm soát
lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Số 143, tháng 4/2014, Tạp chí
khoa học và đào tạo ngân hàng, Học viện Ngân hàng;
2. NHNN, Báo cáo thường niên các năm 2011-2016;
3. Báo cáo của NHNN về điều hành CSTT 2016 và định hướng giải pháp điều
hành 2017.
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66
Powered by FlippingBook