So ky 1 thang 2 - page 6

8
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%;
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam
có thể đạt 6,2%.
Dựa vào các giả thiết về tốc độ tăng trưởng GDP
kinh tế thế giới khoảng 3,4% (IMF, tháng 7/2016);
Ở trong nước, chính sách năm 2016 có hiệu lực,
các nỗ lực cải cách pháp lý và môi trường đầu
tư phát huy hiệu quả; Chỉ số giá tiêu dùng tăng
chậm và tương đối ổn định; Trên cơ sở điều hành
chính sách tiền tệ và tỷ giá linh hoạt, ổn định, lãi
suất điều hành trung bình 6% năm 2017 và cung
tiền, tín dụng đạt được mục tiêu đã đề ra… có
thể đưa ra kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2017
như sau:
Thứ nhất,
nền kinh tế tiếp tục được duy
trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư
trong nước tiếp tục cải thiện. Vốn đầu tư khu vực
nhà nước tiếp tục duy trì, tăng 7%. Cơ cấu, quy
mô, hiệu quả tuy chưa có quá nhiều thay đổi, tuy
nhiên tận dụng được lợi thế mang lại từ quá trình
hội nhập, xuất khẩu và đầu tư có những cải thiện.
Khi đó, tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức
khoảng 6,44%, lạm phát khoảng 5% kịch bản này
nhiều khả năng sẽ xảy ra.
Thứ hai,
có khả năng
xảy ra với những giải thiết như trong kịch bản 1
nhưng nền kinh tế phát triển mạnh nhờ tận dụng
được những động lực phát triển kinh tế thông qua
hội nhập. Cơ cấu, quy mô hiệu quả có những cải
thiện theo hướng tích cực hơn, khi đó tăng trưởng
kinh tế được dự báo khoảng 6,72% và lạm phát ở
mức 6%.
Cần triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã được
Quốc hội thông qua, năm 2017 cần tập trung triển
khai các giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu
nền kinh tế. Theo đó, để đạt được mục tiêu tăng
trưởng 6,7%, Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu nền
kinh tế giai đoạn hai, trong đó, có tái cơ cấu nợ công,
DNNN, hệ thống ngân hàng thương mại. Xử lý các
vấn đề cốt lõi như nợ công, nợ xấu và tạo ra một môi
trường khởi nghiệp, môi trường kinh doanh thuận
lợi để khu vực kinh tế tư nhân phát huy lợi thế của
mình cạnh tranh trước hội nhập;
Thứ hai,
hoàn thiện các quy định hướng dẫn thực
hiện Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa
đổi); Tăng cường và khuyến khích sự tham gia của
khu vực tư nhân trong quá trình xây dựng và hoạch
định các chính sách đầu tư – kinh doanh.
Thứ ba,
tiếp tục thực hiện đúng lộ trình và khai
thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Cân nhắc việc
tham gia, đàm phán và mức độ cam kết trong các
FTA mới nhằm bảo đảm duy trì không gian chính
sách cần thiết cho phát triển các ngành sản xuất
trong nước, đặc biệt là các ngành trọng điểm.
Thứ tư,
khơi thông nền sản xuất. Mô hình tăng
trưởng của Việt Nam hiện dựa nhiều vào xuất khẩu
nhưng đóng góp của xuất khẩu trong GDP thực tế
đã giảm đi nhiều. Điều quan trọng là làm sao để
khơi thông được nền sản xuất trong xã hội, đặc biệt
là cầu nội địa. Đây cũng là cách làm của
nhiều nước mới nổi đã thực hiện.
Cuối cùng, cần nâng cao chất lượng
công tác dự báo; nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư, nhất là vốn đầu tư công; hỗ trợ
và tháo gỡ khó khăn cho DN… vì thế, ổn
định tài chính sẽ tiếp tục được coi là một
trong các ưu tiên trong điều hành chính
sách năm 2017.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm 2016;
2. Quốc hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-
2020 (ngày 12/4/2016);
3. Chính phủ, Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2017;
4. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc
gia (NCIF).
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2017
STT
Nội dung
Chỉ tiêu
1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
+ 6,7%
2 Tổng kim ngạch xuất khẩu
+ 6 - 7%
3 Tỷ lệ nhập siêu so với tổng
kim ngạch xuất khẩu
+ 3,5%
4 Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân
+ 4%
5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
+ 31,5% GDP
6 Tỷ suất tiêu hao năng lượng
trên một đơn vị GDP
-1,5%
7 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều
-1 đến 1,5%, (riêng các
huyện nghèo giảm 4%)
8 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
Dưới 4%
9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Đạt 55 - 57%
10 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
đạt 82,2%
11 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang
hoạt động có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
87%
Nguồn: Nghị quyết 23/2016/QH14 ngày 7/11/2016
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...66
Powered by FlippingBook