So ky 1 thang 2 - page 8

10
TRIỂN VỌNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2017
- Chủ trương ưu tiêu giải quyết những vấn đề nội
bộ trong nước, nhất là ưu tiên tăng trưởng kinh tế
và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của Tổng thống
Donal Trump sẽ có tác động tích cực đến xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ, kể cả xuất khẩu hàng tiêu
dùng lẫn hàng phục vụ đầu tư.
- Tổng thống Hoa Kỳ muốn cải thiện quan hệ với
Nga qua đó giúp ổn định tình hình Trung Đông, chấm
dứt xung đột vũ trang khu vực. Sau khi ổn định được
tình hình Trung Đông, Hoa Kỳ và các nước sẽ khởi
động chương trình tái thiết ở khu vực này, cũng làm
tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, trong
đó có Việt Nam.
- Chính phủ mới của Hoa Kỳ chủ trương cứng rắn
với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và không
loại trừ khả năng chiến tranh thương mại giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc. Khả năng này có thể thể dẫn đến
việc các hãng sản xuất tìm cách chuyển sản xuất sang
Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Điều này vừa
làm tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vừa làm
tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước.
Những ảnh hưởng tích cực đối với xuất khẩu và
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nêu trên sẽ lớn hơn
những ảnh hưởng tiêu cực từ chủ trương chính sách
của ông Donald Trump.
Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện, thúc đẩy tăng
trưởng dài hạn
Năm 2016, được khuyến khích bởi những cải thiện
về môi trường đầu tư kinh doanh, tỷ lệ đầu tư tư nhân
so với GDP tiếp tục tăng lên mức 12,9%, từ mức 12,6%
năm 2015 và 11,9% năm 2014. Đầu tư tư nhân đang
là động lực quan trọng đối với tăng trưởng tiềm năng
(tăng trưởng dài hạn), giúp tăng trưởng tiềm năng
duy trì đà cải thiện kể từ năm 2013.
Sang năm 2017, tăng trưởng tiềm năng dự báo
sẽ tiếp tục tăng lên mức 6,5% trong năm 2017, so
với mức 6,2% trong năm 2016. Cộng với những cải
thiện trong ngắn hạn của ngành nông nghiệp và khai
khoáng nêu trên, tăng trưởng năm 2017 có khả năng
đạt mức 6,7%.
Khó khăn và thách thức
Biến đổi khí hậu, kinh tế thế giới diễn biến khó lường,
gây khó khăn cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Biến đổi khí hậu khiến cho ngành nông nghiệp
đứng trước rủi ro rất lớn từ thiên tai, hạn hán. Trong
khi đó, môi trường kinh tế thế giới trong năm2017 cũng
sẽ có nhiều bất định, ảnh hưởng đến khả năng dự báo
và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam:
Một là,
giá hàng hóa thế giới phục hồi trong năm
2017 một mặt tạo thuận lợi cho ngành nông nghiệp
và khai khoáng nhưng mặt khác lại gây áp lực lên
lạm phát. Năm 2016, lạm phát được kiểm soát ở mức
dưới 5% có đóng góp đáng kể của việc giảm giá hàng
hóa thế giới. Giá hàng hóa thế giới giảm đã giúp giá
nhập khẩu giảm 5,4% và giá nguyên nhiên vật liệu
dùng cho sản xuất giảm 0,8% trong năm 2016. Sang
năm 2017, theo dự báo của Ủy ban Giám sát tài chính
Quốc gia (UBGSTCQG), yếu tố giá hàng hóa thế giới
có thể làm lạm phát cao hơn năm 2016 khoảng 2,5
điểm phần trăm.
Hai là,
chính sách tiền tệ của các nền kinh tế phát
triển mặc dù sẽ tiếp tục nới lỏng trong năm 2017
nhưng mức độ nới lỏng sẽ giảm xuống. Trong 2 năm
gần đây (2015 và 2016), chính sách tiền tệ nới lỏng
của các nền kinh tế phát triển đã tạo một dòng vốn
đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi và đang
phát triển. Do đó, cùng với cán cân thương mại, cán
cân thanh toán trong năm 2017 sẽ không thặng dư lớn
như năm 2016 và mục tiêu ổn định tỷ giá sẽ không
thuận lợi bằng năm 2016.
Nợ công ở mức cao, gây áp lực đối với mục tiêu ổn định
kinh tế vĩ mô.
Mặc dù giá dầu thô được dự báo cải thiện, nhưng
thu NSNN trong năm 2017 dự báo đó vẫn còn khó
khăn do thực hiện cam kết quốc tế về cắt giảm thuế
nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ
trình. Trong khi đó, chi ngân sách tăng so với năm
2016 để khắc phục hậu quả của thiên tai, hạn hán.
Tình hình trên cho thấy cân đối ngân sách trong năm
2017 sẽ còn khó khăn hơn năm 2016.
Nợ công dự kiến tiếp tục tăng lên 65,8% GDP
trong năm 2017 (so với 62,2% GDP trong năm 2015 và
65,3% GDP trong năm 2016), trong khi đó, khả năng
huy động vốn cho ngân sách sẽ không còn thuận lợi
như trong năm 2016. Với vấn đề phát hành trái phiếu
chính phủ (TPCP) năm 2017, trước sức ép lạm phát
từ tăng giá hàng hóa thế giới, chính sách tiền tệ có
thể phải giảm bớt mức nới lỏng và điều kiện cho các
ngân hàng mua TPCP sẽ không còn thuận lợi như
trong năm 2016.
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để, cản trở mục tiêu giảm
lãi suất cho doanh nghiệp
Năm 2016, chất lượng tín dụng của hệ thống ngân
hàng có sự cải thiện: Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn
hệ thống theo báo cáo giảm từ 2,9% trong năm 2015
xuống 2,8% trong năm 2016. Tuy nhiên, việc xử lý
nợ xấu và tái cơ cấu tại một số ngân hàng yếu kém
diễn ra chậm và chưa triệt để, sẽ tiếp tục cản trở mục
tiêu giảm lãi suất trong năm 2017. Theo báo cáo của
UBGSTCQG, trong số nợ xấu bán cho Công ty Quản
lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC),
chỉ mới xử lý được khoảng 38 nghìn tỷ đồng, tương
đương 15% và chiếm 4,3% tổng dư nợ tín dụng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...66
Powered by FlippingBook