So ky 1 thang 2 - page 9

TÀI CHÍNH -
Tháng 2/2017
11
Định hướng, giải pháp cho
chính sách kinh tế vĩ mô năm 2017
Trong bối cảnh môi trường thế giới có nhiều bất
định, không gian chính sách đang bị thu hẹp, điều
hành chính sách trong năm 2017 cần tập trung vào
những định hướng, giải pháp sau:
Thứ nhất,
điều hành chính sách kinh tế vĩ mô cần
cân bằng với các mục tiêu.
Mỗi chính sách đưa ra khó có thể đạt được tất cả
các mục tiêu, thậm chí để đạt được mục tiêu này cần
phải hy sinh mục tiêu khác. Do đó, việc điều hành
chính sách phải xác định được “điểm cân bằng” sao
cho hài hòa với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra là: giữa
mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa yêu cầu
ổn định và yêu cầu tăng trưởng… Chính sách nới
lỏng quá mức có thể làm chậm quá trình tái cơ cấu
lại nguồn lực của nền kinh tế một cách có hiệu quả;
chính sách thắt chặt quá mức lại làm hạn chế cơ hội
phát triển của những ngành, lĩnh vực có tính sáng tạo,
đột phát nhưng có độ rủi ro cao.
Trước mắt, một loạt bài toán cụ thể đặt ra cho cả
chính sách tiền tệ và tài khóa cần giải quyết. Chẳng
hạn như chính sách tiền tệ phải làm sao cân bằng giữa
mục tiêu ổn định tỷ giá để kiềm chế lạm phát, duy trì
sự an toàn về nợ quốc gia và mục tiêu khuyến khích
xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp; giữa
việc khôi phục niềm tin của dân chúng với đồng nội
tệ trước mắt và xu hướng lên giá thực của nội tệ về lâu
dài. Chính sách tài khóa phải đảm bảo cân bằng giữa
mục tiêu hỗ trợ phục hồi tăng trưởng và mục tiêu duy
trì một mức thâm hụt NSNN hợp lý để không ảnh
hưởng đến tính bền vững của nợ công, giữa yêu cầu
trợ giúp doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, đảm bảo
an sinh xã hội và yêu cầu tập trung nguồn lực để phát
triển cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đầu
tư cho nguồn lực con người.
Việc nảy sinh các bài toán cân bằng giữa các mục
tiêu và yêu cầu nêu trên cho thấy, đối với điều hành
chính sách, việc xác định đường lối, chủ trương đúng
mặc dù quan trọng nhưng chưa đủ. Một chính sách
tốt còn phải xác định được mức độ, liều lượng chính
sách. Trong năm 2017, một loạt vấn đề có tính định
lượng sẽ được đặt ra như lãi suất nên giảm đến đâu,
cung tiền tăng bao nhiêu, chi đầu tư phát triển ở mức
nào, tỷ giá hối đoái điều chỉnh nhiều hay ít.
Tính định lượng trong điều hành chính sách còn
thể hiện ở việc xác định thời điểm và thời gian thực
thi chính sách. Một chính sách được ban hành quá
muộn có thể làm nảy sinh những vấn đề khác, nhưng
nếu được ban hành quá sớm thì lại tạo ra những biến
động không cần thiết cho nền kinh tế.
Để tăng tính định lượng trong điều chính sách thì
khi ra chính sách cần phải phân tích, lượng hóa tác
động nhiều mặt của các chính sách mà việc này phụ
thuộc vào năng lực phân tích, dự báo của các cơ quan
hoạch định chính sách.
Thứ hai,
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
cần phối hợp chặt chẽ.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất
định và kinh tế trong nước vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất
ổn định, đòi hỏi chính sách kinh tế vĩ mô phải linh
hoạt, chủ động hơn. Tuy nhiên, yêu cầu này lại được
đặt ra trong điều kiện không gian chính sách bị thu
hẹp, cả đối với chính sách tiền tệ lẫn chính sách tài
khóa. Đối với chính sách tiền tệ, hiện nay tỷ lệ trên
GDP của tín dụng đã ở mức giới hạn, việc nới lỏng
tiền tệ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm
phát và gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Trong khi đó, chính
sách tài khóa đã bị giới hạn bởi mức nợ công như
đề cập ở trên. Việc phối hợp chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa sẽ tạo điều kiện mở rộng không
gian chính sách.
Thứ ba,
thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Bất cứ sự can thiệp nào của Chính phủ cũng có thể
dẫn đến những ảnh hưởng phụ không mong muốn.
Do đó, các chính sách đưa ra cần phải lường trước
và hạn chế được các tác dụng phụ. Chẳng hạn, chính
sách cắt giảm lãi suất phải đi cùng các biện pháp
nâng cao năng lực cho vay của hệ thống ngân hàng
để các ngân hàng có thể tăng tín dụng cho doanh
nghiệp, nếu không tín dụng sẽ thiếu hiệu quả; hay
chính sách nới lỏng tài khóa phải đi cùng các biện
pháp nâng cao hiệu quả của đầu tư công, hạn chế
thất thoát, lãng phí...
Tài liệu tham khảo:
1. Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính
2016;
2. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016;
3. www. mof.gov.vn; gso.gov.vn; chinhphu.vn.
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...66
Powered by FlippingBook