K1 T3 - page 10

12
Quản lý, điều hành giá cả thị trường năm 2017
cầu 2008-2009, CPI năm 2009 đã giảm xuống còn
6,9%. Tuy nhiên, thời gian sau đó CPI đã tăng mạnh
trở lại, đạt khoảng 11,8% (năm 2010) và 18,1% (năm
2011), sau khi Việt Nam và nhiều nước khác trên thế
giới đồng loạt “tung“ gói kích cầu nhằm phục hồi
kinh tế sau khủng hoảng, đẩy giá trong nước và thế
giới tăng cao.
Giai đoạn từ 2012 đến 2015:
Lạm phát giảm mạnh
sau khi Chính phủ thực hiện quyết liệt chính sách
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điển
hình như: Khởi đầu là Nghị quyết 11/NQ-CP ngày
24/2/2011, tiếp sau đó các Nghị quyết 01/NQ-CP
(ngày 3/1/2012), Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày
7/1/2013), Nghị quyết 01/NQ-CP (ngày 2/1/2014)
lần lượt ra đời. Cùng với các chính sách kiềm chế
lạm phát, Chính phủ còn đưa ra nhiều biện pháp
đồng bộ và mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó chủ chốt là chính
sách tiền tệ thắt chặt và tài khóa chặt chẽ. Nhờ đó,
chỉ số CPI đã giảm mạnh từ 18,1% năm 2011 xuống
6,8% năm 2012; 6% năm 2013; 1,8% năm 2014 và
0,6% năm 2015.
Giai đoạn từ năm 2016 đến nay:
Với việc kinh tế
Việt Nam dần phục hồi, lạm phát đã có xu hướng
tăng trở lại (CPI năm 2016 lên đến 4,74%).
Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số đặc
điểm chính của lạm phát ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất,
tăng trưởng kinh tế cao đi liền với lạm
phát cao và các bất ổn vĩ mô khác. Đây là đặc điểm
chung của nhiều nền kinh tế đang phát triển, song
được thể hiện rất rõ ở Việt Nam. Nguyên nhân chính
là do mô hình tăng trưởng theo chiều rộng của Việt
Nam dựa trên lao động giá rẻ, song năng suất lao
động thấp, xuất khẩu tài nguyên, nông lâm thủy sản
là chủ yếu và còn dưới dạng thô; sản phẩm công
nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, sử dụng công
nghệ lạc hậu vừa lãng phí nguyên nhiên liệu, vừa
gây ô nhiễm môi trường. Để thúc đẩy tăng trưởng,
Một số đặc điểm chính về lạm phát tại Việt Nam
Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2016 có thể được chia theo các
thời kỳ chính như sau:
Giai đoạn từ 2000 đến 2003:
Lạm phát tương đối
thấp (dưới 4%), do tác động trễ của khủng hoảng
tài chính châu Á (1997-1998), khiến cầu trong nước
và thế giới sụt giảm mạnh, kéo theo giá cả sụt giảm.
Giai đoạn từ 2004 đến 2011:
Lạm phát tăng vọt
(từ 6,6% -19,9%), nhất là sau khi Việt Nam gia nhập
WTO (1/1/2007). Đặc biệt, lạm phát tăng cao kỷ lục
vào năm 2008. Cụ thể: 7 tháng đầu năm 2008, chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) đã vượt 25%; Tháng 7/2008,
khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra khiến CPI âm
vào 5 tháng cuối năm 2008, kéo CPI cả năm xuống
ở mức 19,9%. Cũng do khủng hoảng kinh tế toàn
Thuận lợi và tháchthức trong kiểmsoát lạmphát
TS. Lê Quốc Phương
- Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)
Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra cho năm 2017 là dưới 4%. Để đảm bảo đạt mục tiêu này, đòi hỏi
nỗ lực rất lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Xét từ các đặc điểm chính của lạm phát ở Việt
Nam cũng như các yếu tố thuận lợi và thách thức trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát,
bài viết đề xuất một số giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả lạm phát năm 2017.
Từ khóa: Lạm phát, tài chính, giá cả, nền kinh tế
Ngày nhận bài: 12/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 12/1/2017
Ngày nhận phản biện: 11/2/2017
Ngày chấp nhận đăng: 11/2/2017
The inflation rate set by the Government
for the year 2017 is below 4%. To ensure
achievement of this goal, it requires a great
attempt in economic management in Vietnam.
On the aspect of the key features of Vietnam’s
inflation together with advantages and
challenges in achieving the goal of inflation
control, the paper recommends solutions that
help effectively control inflation in 2017.
Keywords: Inflation, financial crisis, price,
economy
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...94
Powered by FlippingBook