K1 T3 - page 11

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
13
mô hình này dựa vào các chính sách tài khóa nới
lỏng để mở rộng đầu tư (đặc biệt đầu tư công) và
chính sách tiền tệ nới lỏng (tăng cung tiền và tăng
tín dụng).
Xét trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010 -
giai đoạn có mức tăng trưởng GDP cao (bình quân
7,3% năm) cho thấy, đây là giai đoạn lạm phát cao
(bình quân 10,9% năm). Nguyên nhân chủ yếu là
Chính phủ hướng tới đạt tăng trưởng GDP cao,
trong khi nền kinh tế kém hiệu quả và năng suất
lao động thấp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của giai
đoạn này lên đến bình quân 42,2% GDP/năm và tốc
độ tăng trưởng tín dụng bình quân lên đến 35,9%/
năm, đây là mức rất cao xét trong khu vực và cả trên
thế giới. Tổng mức tăng cung tiền M2 cả giai đoạn
này là 210%, gấp hơn 4 lần tổng tăng trưởng GDP
với 51,3%.
Đầu tư và tăng trưởng tín dụng cao, gây mất
cân đối nghiêm trọng trong nhiều năm giữa lượng
tiền tung ra (thể hiện qua tốc độ tăng M2) và hàng
hóa sản xuất ra (biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng
GDP). Đây chính là những nguyên nhân chính gây
ra lạm phát cao giai đoạn trên. Bên cạnh, các bất
ổn vĩ mô bộc lộ rõ như: nhập siêu cao, tỷ giá biến
động mạnh, dự trữ ngoại hối giảm, lãi suất tiết
kiệm tăng vọt.
Thứ hai,
lạm phát Việt Nam phụ thuộc ngày càng
lớn vào lạm phát thế giới. Độ mở của nền kinh tế
nước ta hiện thuộc nhóm cao nhất thế giới, với tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hiện đạt khoảng 180%
GDP. Với độ mở nền kinh tế lớn, mọi biến động giá
cả hàng hóa trên thị trường thế giới phần lớn được
chuyển vào Việt Nam thông qua nhập khẩu.
Thứ ba,
những năm gần đây lạm phát bị tác động
không nhỏ của việc tăng giá một số nhóm hàng
theo lộ trình. Trước đây, giá dịch vụ y tế và giáo
dục được duy trì ở mức rất thấp trong nhiều năm,
do vậy ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và nguồn
vốn tái đầu tư cho các lĩnh vực này.
Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định
85/2012/NĐ-CP cho phép các cơ sở khám chữa bệnh
tăng giá dịch vụ y tế. Cũng trong năm này, Chính
phủ ban hành Nghị định 86/2012/NĐ-CP cho phép
các cơ sở đào tạo tăng giá dịch vụ giáo dục... Mục
tiêu là vừa để nâng cao chất lượng dịch vụ, vừa để
các cơ sở tự trang trải chi phí nhằm giảm phụ thuộc
vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, việc tăng giá điện theo lộ trình được
thực hiện từ năm 2013 theo Quyết định 69/QĐ-TTg
ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ cũng là
yếu tố tác động đến CPI. Việc điều hành giá điện
cũng được chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế
thị trường.
Thuận lợi và thách thức
trong kiểm soát lạm phát năm 2017
Yếu tố thuận lợi
Chỉ tiêu lạm phát Quốc hội đặt ra cho năm 2017
là dưới 4%. Trong quá trình thực hiện mục tiêu trên,
nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi sau:
Thứ nhất,
lạm phát trong những năm gần đây
được kiềm chế ở mức tương đối thấp. Trước sự
quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện các
giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế
vĩ mô, từ năm 2012 lạm phát bắt đầu giảm mạnh
và từ năm 2014 đến nay, chỉ số CPI luôn ở dưới
5%. Đặc biệt, lạm phát lõi, tức lạm phát đã loại trừ
biến động giá của các nhóm hàng lương thực - thực
phẩm và nhóm năng lượng ở mức khá thấp, dưới
2% (lạm phát lõi năm 2016 là 1,84%). Lạm phát
thấp trong những năm gần đây là tiền đề thuận lợi
đối với công tác quản lý, điều hành kiểm soát lạm
phát năm 2017.
Thứ hai,
kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Sau
hàng chục năm liên tục nhập siêu, cán cân thương
mại Việt Nam đã đảo chiều sang xuất siêu trong 3
năm liên tiếp từ năm 2012 đến năm 2014. Mặc dù,
năm 2015 nhập siêu quay lại với mức 3,5 tỷ USD,
song năm 2016 Việt Nam lại tiếp tục xuất siêu 2,7 tỷ
USD. Xuất siêu đã tạo thuận lợi giúp tỷ giá ổn định,
qua đó giảm áp lực lên lạm phát.
Dự trữ ngoại hối liên tục tăng và đạt mức kỷ lục
41 tỷ USD cuối năm 2016. Mức dự trữ ngoại hối cao
đã góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước ổn định
tỷ giá. Thực tế, tỷ giá ngoại hối tương đối ổn định
trong năm 2016, ngay cả trong bối cảnh đồng USD
liên tục tăng giá mạnh. Tỷ giá ổn định phần nào
làm giảm áp lực lạm phát. Kinh tế vĩ mô ổn định
cũng đã tạo điều kiện và dư địa để Chính phủ tiếp
Bảng 1: Chỉ số CPI giai đoạn 2000-2016
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
CPI
(%)
-0,6 0,8 4,0 3,0 9,7 8,7 6,6 12,6 19,9 6,9 11,8 18,1 6,8 6,0 1,8 0,6 4,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...94
Powered by FlippingBook