K1 T3 - page 4

6
Quản lý, điều hành giá cả thị trường năm 2017
kê cho thấy, CPI tháng 12/2016 tăng so tháng 12
năm trước là 4,74%. Nếu xem xét cả giai đoạn từ
năm 2011- 2016 có thể thấy, CPI liên tục giảm từ
2011 – 2015, cụ thể năm 2011 CPI tăng 18,13%; năm
2012: 6,81%; năm 2013: 6,04%; năm 2014: 1,84%;
năm 2015: 0,63% và mức tăng 4,74% của năm 2016
đã chấm dứt xu hướng giảm liên tục của CPI trong
giai đoạn 5 năm gần đây.
Thứ hai,
so với năm 2015, CPI năm 2016 tăng
với khoảng cách khá lớn, tuy nhiên mức tăng này
lại không quá cao so với trung bình 5 năm (2012 –
2016) và trung bình 6 năm (2011 – 2016). Nếu mức
tăng 4,74% năm 2016 so với 0,63% của năm 2015
thì CPI năm 2016 đã có mức tăng với khoảng cách
khá lớn so năm trước. Mức trung bình 5 năm (2012-
2016) là 4,01% và trung bình 6 năm (2011 – 2016)
là 6,36%.
Thứ ba,
mức tăng CPI thực tế gần sát với mức
dự kiến của Chính phủ, điều này chứng tỏ công
tác quản lý, điều hành giá đã ngày càng chủ động,
có hiệu quả và cơ bản là đạt được mục tiêu đề ra.
Nếu xem xét riêng về mức độ tăng CPI thực
Chỉ số giá tiêu dùng
tăng đáng kể trong năm 2016
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2016 xác định: “Chỉ tiêu lạm phát năm 2016 là dưới
5%”. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, diễn
biến lạm phát năm 2016 được biểu hiện cụ thể ở
một số nội dung sau:
Thứ nhất,
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2016
tăng 4,74% tăng đáng kể so với năm 2015, chấm dứt
xu hướng giảm dần trong 5 năm trở lại đây. Thống
Lạmphát năm2017: nhậndiện các yếutốtác động
TS. Nguyễn Ngọc Tuyến
Lạm phát được xác định là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô ở
Việt Nam từ trước tới nay. Nhận thức rõ vai trò của lạm phát, trong những năm gần đây, Chính
phủ đã xác định mức cụ thể và coi lạm phát hàng năm là một chỉ tiêu phải được kiểm soát một
cách chặt chẽ bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác. Phân tích diễn biến chỉ số giá tiêu
dùng năm 2016 cũng như nhận diện những yếu tố tác động, bài viết đưa ra một số dự báo lạm
phát trong năm 2017.
Từ khóa: Lạm phát, chỉ số, điều hành giá, kinh tế vĩ mô
Ngày nhận bài: 10/1/2017
Ngày chuyển phản biện: 11/1/2017
Ngày nhận phản biện:16/2/2017
Ngày chấp nhận đăng: 16/2/2017
Inflation is determined as one of the most
important indicators of the macroeconomic
management in Vietnam. In recent years,
with definite understanding of the role of
the inflation, the State has identified specific
level and regarded annual inflation rate as
an indicator that has to be closely controlled
in addition to other important economic
indicators. The article figures out forecasts of
inflation for the year 2017 on the basis of the
2016 CPI analysis as well as recognition of
the impact factors.
Keywords: Inflation, indicators, price
moderation, macroeconomic
Hình 1: CPI các năm 2011 – 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...94
Powered by FlippingBook