K1 T3 - page 6

8
Quản lý, điều hành giá cả thị trường năm 2017
vụ y tế, giáo dục và giao thông. Những tháng có CPI
tăng cao trên 0,5% gồm: Tháng 3 là 0,57%; tháng 5
là 0,54%; tháng 9 là 0,54% và tháng 10 là 0,83%,
tương ứng với các mức tăng đó, tháng 3 dịch vụ y
tế tăng 24,34%; tháng 5 nhóm dịch vụ giao thông
tăng 20,9%; tháng 9 dịch vụ giáo dục tăng 7,19% và
tháng 10, dịch vụ y tế tăng 10,7%.
Nếu loại trừ yếu tố giá dịch vụ y tế (sử dụng
mô hình kinh tế lượng) thì CPI năm 2016 chỉ tăng
ở mức khoảng 2,2 – 2,5%.
Tóm lại, sau chuỗi thời liên tiếp giảm, năm 2016,
CPI đã có xu hướng tăng trở lại. Điều này cho thấy,
Chính phủ đã thực sự chủ động và công tác điều
hành giá cả thị trường đã và đang được thực hiện
theo hướng tích cực; Biến động về giá của một số
dịch vụ như: y tế, giáo dục và giao thông là nguyên
nhân chính dẫn tới việc tăng chỉ số giá tiêu dùng
trong năm 2016; Chính sách về tiền tệ và tài khoá
của Chính phủ trong năm chưa thực sự có những
tác động mạnh tới kinh tế và giá cả thị trường.
Một số dự báo về CPI năm 2017
Diễn biến CPI hàng năm phụ thuộc nhiều vào
yếu tố nội tại của nền kinh tế và một số yếu tố từ
những biến động về chính trị, kinh tế và xã hội thế
giới. Năm 2017, các yếu tố tác động tới giá cả, thị
trường Việt Nam có thể nhận diện cụ thể gồm:
Một là,
một số nền kinh tế lớn có khả năng chi
phối và dẫn dắt kinh tế thế giới (đặc biệt là Mỹ và
Trung Quốc) đang có nhiều dấu hiệu tích cực về
tăng trưởng vào cuối năm 2016. Đây sẽ là những
điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng nền kinh
tế thế giới trong năm 2017 và tác động mạnh mẽ
tới nền kinh tế các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam.
Hai là,
tình hình chính trị thế giới sẽ và tiếp tục
có xu hướng ổn định hơn trong năm 2017.
Ba là,
giá dầu trên thị trường thế giới năm
2017 nhiều khả năng ít biến động mạnh so với
năm 2016.
Bốn là,
kinh tế trong nước sẽ tiếp tục ổn định
và phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2017 của
Việt Nam dự báo khởi sắc hơn năm 2016. Các chính
sách quản lý, điều hành nền kinh tế, đặc biệt là
chính sách tài khoá, tiền tệ tiếp tục thực hiện theo
hướng chủ động, thận trọng, chặt chẽ, tiết kiệm và
góp phần phát triển kinh tế bền vững, giá cả, thị
trường ổn định.
Năm là,
kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, đồng
USD sẽ mạnh lên, đặc biệt việc Mỹ rút khỏi Hiệp
định Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm
cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam khó khăn
hơn; tỷ giá có thể sẽ có biến động tăng cao hơn năm
2016 và điều này có thể tác động làm cho CPI tăng
trong năm 2017.
Sáu là,
giá cả một số sản phẩm, dịch vụ do nhà
nước quản lý (giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện,
giá nhiên liệu) tiếp tục có xu hướng điều chỉnh
tăng trong năm 2017. Đây cũng là một trong những
yếu tố tác động khiến cho chỉ số CPI tăng trong
năm nay.
Từ cơ sở trên, có thể dự báo rằng: Nếu trong
năm 2017, giá dịch vụ y tế, giáo dục tiếp tục được
điều chỉnh tăng cao, thì CPI sẽ tăng trong khoảng
5 – 5,5%; còn nếu giá dịch vụ y tế, giáo dục không
điều chỉnh tăng, thì CPI cả năm sẽ tăng quanh
ngưỡng 3- 3,5%.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tháng, năm 2016;
2. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
3. Niên giám thống kê các năm 2015, 2016.
Hình 4: CPI các tháng trong năm 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 5: Giá dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông
các tháng trong năm 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...94
Powered by FlippingBook