K1 T3 - page 8

10
Quản lý, điều hành giá cả thị trường năm 2017
nước, hướng tới giảm bội chi; Tăng cường kiểm tra,
giám sát việc vay, sử dụng vốn vay; chủ động xây
dựng phương án, kịch bản, lộ trình điều chỉnh giá
một số hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý đảm
bảo chặt chẽ theo cơ chế thị trường nhằm kiểm soát
lạm phát ở mức không quá 4%...
Có thể thấy, trong quản lý và điều hành chính sách
tài chính, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền tệ
năm 2017 đã tập trung cho việc thực hiện mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhờ thực hiện
tốt các chính sách tài chính những tháng đầu năm
2017 cũng như việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa
chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, thương mại
đã góp phần bổ trợ cho công tác điều hành giá, duy
trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Kết quả lạm phát cơ bản tháng 2/2017 tăng 0,20%
so với tháng 01/2017 và tăng 1,51% so với cùng kỳ
năm 2016. Lạm phát cơ bản 2 tháng đầu năm 2017
tăng 1,69% so với cùng kỳ năm 2016. Về cơ bản cung
cầu hàng hóa được đảm bảo, diễn biến giá cả thị
trường không gây nên hiện tượng tăng giá quá cao
vào một thời điểm. Một số yếu tố quan trọng góp
phần bình ổn mặt bằng giá như: Mặt bằng lãi suất cơ
bản ổn định; mức cầu tiêu dùng nội địa thấp, nguồn
cung hàng hoá trong nước vẫn dồi dào; các bộ, ngành,
địa phương tăng cường kiểm tra các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu, kiểm soát vấn đề kê khai giá và niêm
yết giá. Các chương trình khuyến mại, giảm giá cũng
được nhiều doanh nghiệp, địa phương thực hiện...
Đặc biệt trước xu hướng tăng giá xăng, dầu, Chính
phủ đã chủ động sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá
nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.
Những thách thức đặt ra
Xu hướng hồi phục của giá xăng dầu và giá cả các hàng
hóa cơ bản trên thị trường thế giới:
Chỉ số giá hàng hóa
thế giới theo IMF tháng 01/2017 đạt 117,6 điểm, tăng
2,3% so với tháng 12/2016 và tăng 17,04% so với chỉ
số giá bình quân cả năm 2016. Tính đến 27/2/2017, giá
dầu WTI bình quân giao ngay đạt 53,44 USD/thùng,
tăng 1,78% so với giá bình quân tháng 01/2017 và tăng
23,5% so với giá bình quân cả năm 2016 (43,29 USD/
thùng); giá dầu Brent bình quân giao ngay đạt 54,95
USD/thùng, tăng 0,68% so với giá bình quân tháng
01/2017 và tăng 25,82% so với giá bình quân năm
2016. Giá cả hàng hóa tăng sẽ tác động làm lạm phát
có xu hướng tăng tại nhiều quốc gia. Theo đó, việc
thực hiện mục tiêu tốc độ tăng CPI bình quân của
năm 2017 là 4% sẽ có nhiều áp lực lớn tới việc điều
hành khi giá cả nhiều mặt hàng cơ bản trên thế giới có
xu hướng phục hồi, nhất là giá dầu thô được dự báo
lên mức 65 - 70 USD/thùng.
Áp lực về tỷ giá tăng:
Có thể thấy tỷ giá USD/
VND có sự tăng mạnh trong tháng 2/2017 cùng với
xu hướng tăng của đồng USD. Tỷ giá trung tâm do
NHNN công bố tăng 0,14% lên mức 22.232 đồng vào
cuối tháng 2/2017. Nguyên nhân chủ yếu của đợt tăng
này là do đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng
tiền khác trên thế giới. Hơn thế, Cục Dự trữ Liên bang
Hoa Kỳ (Fed) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất USD
trong kỳ họp tháng 3/2017, từ đó gây áp lực lên tỷ
giá VND/USD và khiến lãi suất tiền đồng khó giảm.
Ngoài ra tỷ giá trong tháng 2/2017 còn bị tác động bởi
việc lãi suất liên ngân hàng giảm và nhu cầu nhập
khẩu tăng. Tuy nhiên, lãi suất huy động có xu hướng
tăng nhẹ trong thời gian gần đây và dự kiến mặt bằng
lãi suất sẽ khó giảm trong năm nay, đặc biệt là sau khi
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2017/
TT-NHNN, trong đó quy định bỏ trần lãi suất cho
vay trung - dài hạn. Điều này sẽ dễ xảy ra tình trạng
cho vay với lãi suất quá cao sẽ tác động tới chi phí sản
xuất của doanh nghiệp, từ đó đẩy giá hàng hóa và
dịch vụ lên cao gây tác động tới lạm phát.
Thực hiện điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ
quan trọng, thiết yếu (điện, dịch vụ y tế, giáo dục…)
theo lộ trình thị trường: Việc điều chỉnh giá sẽ đẩy
giá hàng hóa, dịch vụ tăng. Giá dịch vụ khám chữa
bệnh có bảo hiểm y tế mới chỉ thực hiện đến đợt 2
của bước 2 (trong khi vẫn còn 31 địa phương chưa
thực hiện bước 2). Đồng thời, giá dịch vụ y tế không
thuộc Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán vẫn chưa thực
hiện tăng trong năm 2016 và dự kiến sẽ thực hiện
điều chỉnh trong năm 2017. Cùng với đó, giá dịch
vụ giáo dục tuy đã thực hiện nhưng mới đạt khoảng
70-80% so với mức tối đa theo quy định. Do vậy, áp
lực về việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với
các dịch vụ công trong năm 2017 vẫn là rất lớn và sẽ
có ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kiểm soát lạm
phát năm 2017. Ngoài ra, việc chuyển các nhóm dịch
vụ từ phí sang giá do Nhà nước định giá theo Luật
Phí và lệ phí và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày
11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giá, thì việc tính đúng, tính đủ chi phí
đối với một số dịch vụ không được hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng
giá, gây áp lực lên lạm phát.
Áp lực trong thực hiện một số chính sách có khả năng
đẩy nhu cầu tăng làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ:
Mục
tiêu kiểm soát lạm phát năm 2017 cũng sẽ chịu tác
động từ việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu lại ngân
sách nhà nước. Trong đó việc cơ cấu lại thu ngân
sách nhà nước cũng đòi hỏi cần được tính toán,
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...94
Powered by FlippingBook