TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
11
động kinh tế quốc dân liên quan đến xuất khẩu.
Năm 2012, tỷ lệ đóng góp từ xuất khẩu vào nền
kinh tế Trung Quốc là âm 2,2%. Điều này đã kéo
theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư - tiêu
dùng tiếp tục suy giảm...
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, nguyên nhân
khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc suy giảm là
do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một
số nước phát triển trên thế giới bước vào giai đoạn
điều chỉnh, nền kinh tế cũng xuất hiện hiện tượng
suy giảm năng suất, tốc độ tăng trưởng; Nhu cầu
tiêu dùng bên ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc
còn yếu; Các dòng tiền “nóng” rút khỏi các nền kinh
tế mới nổi (trong đó có Trung Quốc). Trong khi đó,
tại Trung Quốc, tiền công lao động tăng cao khiến
xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kết
cấu kinh tế mất cân đối về đầu tư - tiêu dùng chưa
được giải quyết, thậm chí còn tăng thêm.
Ba động lực lớn lôi kéo kinh tế tăng trưởng là
đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu ròng (cỗ xe tam
mã) trong năm 2012 và 2013 (xem bảng 1) đều cho
thấy những bất ổn. Tỷ lệ đóng góp của đầu tư trong
GDP đã tăng lên từ 50,4% (2012) lên 54,4% trong
năm 2013; Tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng lại giảm
từ 51,8% (2012) xuống còn 50%; Tỷ lệ đóng góp của
xuất khẩu ròng là -2,2% giảm xuống -4,4%.
Như vậy, trong năm 2013, kết cấu mất cân đối
đầu tư cao (trên 50% GDP) và tiêu dùng thiếu hụt
không những không được giải quyết mà còn tăng
thêm. Trong khi xu hướng của thế giới là tỷ lệ đầu
tư/GDP giảm xuống thì ở Trung Quốc, đầu tư đã
ở mức cao lại tiếp tục tăng, tiêu dùng đã thiếu hụt,
tỷ lệ tiêu dùng/GDP lại càng giảm, tỷ lệ tiết kiệm/
GDP tăng cao. Tăng trưởng tiêu dùng giảm sút do
thu nhập thực tế của người dân giảm; đầu tư vẫn
là động lực lớn nhất lôi kéo kinh tế tăng trưởng.
Xuất khẩu nếu như trước đây đóng góp đến 25% -
30% GDP, giải quyết 200 triệu việc làm, khiến Trung
Quốc được mệnh danh là “công xưởng thế giới”,
là động lực lớn thứ 2 chỉ sau đầu tư lôi kéo kinh tế
tăng trưởng thì năm 2013 lại giảm tăng trưởng. Điều
này cho thấy, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và mô
hình hướng vào xuất khẩu của Trung Quốc rõ ràng
cần có sự thay đổi.
Tựu chung, đa số người dân Trung Quốc có thói
quen tiết kiệm, ít tiêu dùng và triển vọng xuất khẩu
ảmđạm, tăng trưởng đầu tư luôn ởmức cao, là nguyên
nhân dẫn đến dư thừa sản lượng ở Trung Quốc.
Tạo chuyển biến tích cực từ năm 2013
Trước thực trạng trên, việc giữ ổn định tăng trưởng
được đặt ra đối với Trung Quốc. Nếu tăng trưởng
không ổn định sẽ dẫn đến hàng loạt bất ổn khác về:
thu nhập, lao động việc làm, trật tự xã hội và khả năng
cạnh tranh quốc gia... Do đó, năm 2013, Chính phủ
Trung Quốc đã đặt nhiệm vụ “ổn định tăng trưởng”
lên hàng đầu trong điều tiết vĩ mô, thậm chí nhấn
mạnh “đưa ổn định tăng trưởng lên vị trí quan trọng
hơn nữa”. Tại Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương
cuối năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra mục
tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 7,5%, trong đó,
chủ yếu dựa vào đầu tư và tiêu dùng.
Để đạt mục tiêu này, năm 2013, Trung Quốc đã
triển khai hàng loạt biện pháp nhằm “ổn định tăng
trưởng, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách”...
Điển hình như “gói kích thích mini” được thực hiện
trên 3 phương diện:
Thứ nhất,
tạm miễn thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiêp cho khoảng
6 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có doanh thu
hàng tháng không quá 20.000 nhân dân tệ; Mở rộng
phạm vi thí điểm trưng thu thuế giá trị gia tăng thay
cho thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai,
đẩy mạnh
các biện pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy sự phát
triển ổn định của xuất nhập khẩu;
Thứ ba,
triển khai
cải cách thể chế đầu tư, tài chính vào đường sắt,
mở cửa toàn diện thị trường xây dựng đường sắt,
mở rộng quyền sở hữu và quyền kinh doanh trong
xây dựng đường sắt nói chung và ở miền Trung,
miền Tây và khu vực nghèo đói nói riêng... Nhờ
vậy, kinh tế Trung Quốc đã phục hồi, đạt mức tăng
trưởng 7,7% trong năm 2013.
Tháng 5/2013, Đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc lần thứ XVIII thành công đã ra mắt thế hệ
lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc, với Chủ tịch
nước, kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình và Thủ
tướng Chính phủ Lý Khắc Cường... Các nhà lãnh
đạo Trung Quốc nhận thức sâu sắc được những
hạn chế của các động lực tăng trưởng theo mô
hình cũ của nền kinh tế. Học thuyết kinh tế của
Chính phủ Ôn Gia Bảo trước đó được đánh giá
là mạnh về tăng trưởng nhưng rất yếu về các cải
cách kinh tế. Kinh tế Trung Quốc bộc lộ những
tồn tại như: tình trạng cho vay bừa bãi của chính
Bảng 1: Ba động lực tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
năm 2012-2013
Năm 2012 Năm 2013
Đầu tư:
Tỷ lệ đóng góp trong GDP (%)
50,4% 54,4%
Tiêu dùng:
Tỷ lệ đóng góp trong GDP (%)
51,8%
50%
Xuất khẩu ròng:
Tỷ lệ đóng góp trong GDP (%)
- 2,2% - 4,4%
GDP
7,7% 7,7%
Nguồn: Cục Thống kê Trung Quốc
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...123
Powered by FlippingBook