TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
13
tệ xuống 6.100 tỷ nhân dân tệ. Như vậy, nợ hộ gia
đình tăng đến hơn 86% trong năm 2016 và làm
thay đổi tỷ trọng trong tổng nợ quốc gia của Trung
Quốc. Dù lượng cho vay của các ngân hàng Trung
Quốc tăng 8% trong năm 2016, làm tăng tổng nợ
quốc gia, song áp lực nợ của Trung Quốc đã giảm
đi rất nhiều. Chính phủ đã dần kiểm soát được nợ
- nhất là nợ địa phương – qua việc tái cơ cấu nợ.
Ba là,
một “nền kinh tế mình ong xác ve” mang
tính chất một “nền kinh tế đa quốc gia” của Trung
Quốc nằm ngoài biên giới Trung Quốc, hình thành từ
gần 1.000 tỷ USD được thực hiện qua những thương
vụ M&A by Chinese ở nước ngoài, đảm bảo cho kinh
tế Trung Quốc khả năng đề kháng cao nhất trước
những bất lợi. Có thể thấy rằng, đây là hiện tượng
“độc nhất vô nhị” trong lịch sử phát triển kinh tế thế
giới mà Trung Quốc đã tạo ra. Chiến lược “mình ong
xác ve” cũng đã phục vụ hiệu quả cho chính sách “đi
tắt đón đầu” trong việc nâng cao khả năng quản trị,
đổi mới công nghệ nhằm giúp Trung Quốc rút ngắn
khoảng cách với các nước phát triển.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội XIX
đã nhấn mạnh, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới. Trong 5
năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo ra
những “thay đổi lịch sử”. Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 54.000 tỷ
lên 80.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 12.100 tỷ
USD). Hơn 60 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói.
Trung Quốc đang trong thời kỳ quan trọng với
cơ hội phát triển mang tính chiến lược, tuy nhiên
cũng có nhiều thách thức lớn. Hiện nay, nền kinh
tế Trung Quốc đã biến đổi từ bước tăng trưởng
nhanh sang giai đoạn phát triển chất lượng cao.
Tầm nhìn tương lai
Báo cáo của Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần
thứ XIX đã vạch ra tầm nhìn mới trong đường hướng
phát triển của Trung Quốc 5 năm tiếp theo (2017- 2022)
và định hình đường hướng phát triển của Trung Quốc
đến giữa thế kỷ này với 2 mốc thời gian 2035 và 2050.
Bằng “Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
trong thời đại mới”, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trực tiếp
gửi đi thông điệp rằng sự phát triển của Trung Quốc đã
vượt ra ngoài thời đại. Đến năm 2021, GDP bình quân
sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010.
Bên cạnh đó, Trung Quốc xác định “không cải
cách, thị trường hóa ồ ạt, nhà nước sẽ dẫn dắt quá
trình này”. Rõ ràng, các tín hiệu phát đi cho thấy, ổn
định chính trị và theo đuổi lợi ích quốc gia được Trung
Quốc đặt ở vị trí ưu tiên so với việc xác lập các nguyên
tắc kinh tế thị trường. Cùng với đó, mô hình kinh tế
của Trung Quốc sẽ nhấn mạnh tính đặc thù và đẩy
mạnh xuất khẩu mô hình phát triển. Trung Quốc kết
hợp sự can dự sâu rộng của nhà nước với thị trường
để đạt mục tiêu có một nền kinh tế hiện đại, mang sức
mạnh toàn cầu. Từ những kế hoạch lớn nhằm nâng
cấp ngành công nghiệp như chiến lược “Sản xuất tại
Trung Quốc 2025” đến các giải pháp kỹ thuật trên thị
trường chứng khoán và ngân hàng đều được Chính
phủ Trung Quốc thiết kế tỷ mỉ. Với tư cách là động lực
chính của phát triển kinh tế quốc gia, DNNN đóng vai
trò là nhân tố dẫn dắt trong cải cách tổng cung.
Trong quá trình vươn tầm ảnh hưởng ra bên
ngoài, Trung Quốc không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu
vốn, xuất khẩu lao động mà còn xuất khẩu cả mô
hình phát triển. Sau khi đẩy mạnh quảng bá cho
Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, tại Đại hội XIX,
Đảng Cộng sản Trung Quốc giới thiệu “Giải pháp
Trung Quốc”, “Mô hình Trung Quốc” như một
cách thức mới để các nước có thể vừa phát triển
nhanh, vừa tránh khủng hoảng của nền kinh tế thị
trường tự do.
Toàn bộ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của Trung
Quốc được xác định là một quá trình: (i) Giảmdư thừa
sản lượng, (ii) Giảm tồn kho, (iii) Giảm tỷ lệ đòn bẩy
tài chính, (iv) Bù đắp cho các khu vực khó khăn, (v)
Giảm chi phí vốn. Cách tiếp cận này đặt trọng tâm
vào kiểm soát rủi ro trước khi thực hiện các cải cách
cần thiết. Để đảm bảo đạt mục tiêu GDP đề ra, Trung
Quốc đã hối thúc DNNN tăng đầu tư vào các lĩnh vực
nhà nước chỉ định. Vì vậy, cải cách theo hướng điều
chỉnh tổng cung trên thực tế là một kế hoạch dài hạn
can thiệp vào nền kinh tế thông qua DNNN. Hai lĩnh
vực được đẩy mạnh có thể gồm: (i) Cải cách tài chính
tiền tệ và (ii) Cải cách DNNN. Cải cách tài chính tiền
tệ với trọng tâm là ngăn ngừa các rủi ro tài chính, đặc
biệt là khủng hoảng nợ, có thể sẽ được ưu tiên.
Tài liệu tham khảo:
1. GS.,TS. Nguyễn Quang Thuấn, 2015, Cải cách kinh tế của Trung Quốc sau
Đại hội XVIII và tác động;
2. ThS. Nguyễn Mai Phương - Viện Nghiên cứu Trung Quốc, 2014, Xã hội Trung
Quốc năm 2013 và phương hướng phát triển năm 2014;
3. TS. Phạm Sỹ Thành, 2017, Định hình kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XIX;
4. Ngọc Việt, 2017, Những cải cách “đặc sắc Trung Quốc” và dấu ấn Tập Cận
Bình -
Quoc-va-dau-an-Tap-Can-Binh-post180504.gd;
5. GS., TS. Đỗ Tiến Sâm, Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm
quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc;
6. Nguyễn Huy Quý, 2009, Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu -
/
Trung-Quoc-truoc-cuoc-khung-hoang-tai-chinh-toan-cau.aspx
.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...123
Powered by FlippingBook