TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 13

14
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
dung lớn: Đi sâu vào cải cách kết cấu trọng cung;
Nhanh chóng xây dựng nhà nước sáng tạo; Thực
thi chiến lược chấn hưng nông thôn; Thực thi chiến
lược phát triển hài hòa vùng miền; Nhanh chóng
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN; Thúc
đẩy hình thành cục diện mới mở cửa đối ngoại toàn
diện. Cụ thể bao gồm:
- Về cải cách kết cấu trọng cung:
Văn kiện Đại hội
XIX đặt vấn đề: Xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại
hóa phải đặt trọng điểm vào phát triển nền kinh
tế thực. Theo đó, lấy việc nâng cao chất lượng hệ
thống cung cấp là phương hướng chủ công, nâng
cao chất lượng của nền kinh tế; Nhanh chóng xây
dựng cường quốc chế tạo, phát triển các ngành chế
tạo tiên tiến, bồi dưỡng các điểm tăng trưởng mới
thuộc lĩnh vực kinh tế ít cacbon, kinh tế chia sẻ,
chuỗi cung ứng hiện đại…; Hỗ trợ việc nâng cấp các
ngành nghề truyền thống, nhanh chóng phát triển
ngành dịch vụ hiện đại; Thúc đẩy các sản nghiệp
Trung Quốc vươn lên công đoạn cao của chuỗi giá
trị toàn cầu, bồi dưỡng một số ngành chế tạo tiên
tiến đạt đẳng cấp thế giới…
- Về xây dựng nhà nước theo mô hình sáng tạo:
Văn
kiện Đại hội XIX xác định: Đây là trụ cột chiến lược
của xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, vì vậy,
Nhà nước bám sát những diễn biến của khoa học
công nghệ thế giới, coi trọng nghiên cứu cơ bản,
thực hiện nghiên cứu cơ bản có tính đón đầu dẫn
dắt…; Tăng cường nghiên cứu ứng dụng, cung cấp
chỗ dựa vững chắc cho xây dựng một loạt cường
quốc về khoa học công nghệ, cường quốc về chất
lượng, cường quốc về hàng không vũ trụ, cường
quốc về mạng, cường quốc về giao thông…
- Về thực thi Chiến lược chấn hưng nông thôn:
Văn kiện Đại hội XIX khẳng định: Nông nghiệp,
Định hướng phát triển kinh tế Trung Quốc
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định
chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước vào
thời đại mới với đặc trưng mới là mâu thuẫn chủ
yếu trong xã hội Trung Quốc đã chuyển hóa thành
mâu thuẫn giữa đòi hỏi có cuộc sống ngày càng
tốt hơn của người dân với sự phát triển không cân
bằng, không đầy đủ. Nhằm thích ứng với những
biến đổi mới của tình hình thế giới và đất nước, Đại
hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nêu lên
những định hướng lớn trong xây dựng thể chế kinh
tế hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) với 6 nội
ĐỊNHHƯỚNG KINHTẾ TrungQuốc
giai đoạn2017-2023 VÀNHỮNGTÁCĐỘNGĐẾNViệTNAM
GS.,TS. Đỗ Tiến Sâm *
Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10/2017) nêu rõ mục tiêu quyết thắng trước
mắt là xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020, đồng thời đề ra mục tiêu dài hạn đến
giữa thế kỷ XXI, trở thành quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh,
hài hòa và tươi đẹp. Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, vì
vậy, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ có những tác động nhất định đến Việt Nam.
Từ khóa: Kinh tế Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
The 19th Communist Party Congress of
China (took place in October 2017) defined
the short-term goal of constructing a
society of comprehensive wealth by 2020
and, simultaneously, the long-term goal of
becoming a communist country of power,
democracy, high civilization, harmony and
beauty. Vietnam has many similarities with
China, hence, the development of China’s
economy will surely have certain impacts
on Vietnam.
Keywords: China’s economy, socialism, special socialism
of China
Ngày nhận bài: 6/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/3/2018
Ngày duyệt đăng: 3/3/2018
*Email:
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...123
Powered by FlippingBook