TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 15

16
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Như vậy, vào
khoảng trước hoặc sau năm 2023, Trung Quốc có
thể sẽ thành công trong việc vượt qua “bẫy thu
nhập trung bình”.
Về đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới,
do kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì được đà
tăng trưởng ổn định, nên sẽ đóng góp khoảng 40%
cho kinh tế thế giới; Tỷ trọng xuất nhập khẩu trong
thương mại toàn cầu dự kiến đạt khoảng 20%, trở
thành đối tác thương mại lớn nhất của tuyệt đại
bộ phận quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó,
mức độ quốc tế hóa của đồng NDT cũng sẽ tăng
lên. Theo đó, nhiều khả năng nhân dân tệ cùng với
đồng USD và Euro trở thành “chiếc kiềng ba chân”
trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến thận trọng hơn cho
rằng: Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc
nhấn mạnh, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội
Trung Quốc đã chuyển hóa thành mâu thuẫn
giữa nhu cầu cuộc sống ngày càng tốt hơn của
nhân dân với sự phát triển không cân bằng
không đầy đủ. Để thúc đẩy kinh tế phát triển,
Trung Quốc phải hoàn thiện hơn nữa về mặt thể
chế, trong đó tập trung vào 3 điểm: (i) Thúc đẩy
phát triển theo hướng chất lượng; (ii) Tập trung
đột phá vào “ba cửa ải lớn” là phương thức phát
triển, kết cấu kinh tế và động lực tăng trưởng;
(iii) Nhanh chóng xây dựng hệ thống kinh tế
hiện đại hóa nhấn mạnh chất lượng thứ nhất, ưu
tiên hiệu quả. Mặc dù những chính sách cụ thể
về kinh tế chưa được xác định, nhưng Thống đốc
Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cảnh
báo: Nền kinh tế Trung Quốc có khả năng rơi vào
thời điểm Minsky (Misky moment) bùng phát
khủng hoảng.
Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc
thắng lợi cũng là lúc các chuyên gia quốc tế dự báo
về triển vọng phát triển của kinh tế Trung Quốc.
Quan điểm của Gideon Rachman, đại diện cho một
số học giả phương Tây cho rằng, Trung Quốc ngày
càng tự tin hơn, thách thức với phương Tây là ý
thức hệ, kinh tế và địa chính trị.
Một chuyên gia khác, người sáng lập Tập đoàn
nghiên cứu Thị trường Trung Quốc Shaun Rein lại
nhận định, trong 5 năm tới, tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc có khả năng sẽ chậm lại, nguyên nhân
là do trong lĩnh vực bất động sản mọi người đều
đi vay sẽ dẫn đến “bong bóng”. Như vậy, Trung
Quốc cần phải xây dựng lại mục tiêu tăng trưởng
kinh tế của mình. Trong khi đó, Trung tâm nghiên
cứu Chính sách công Thanh Hoa – Brookings do
Hội Brookings (Mỹ) và Đại học Thanh Hoa (Trung
Quốc) cũng nêu quan điểm trong một bản báo cáo
rằng: 5 năm tới sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng
là 5 năm đầy thách thức đối với Trung Quốc và
thế giới.
Với thực tế phát triển kinh tế Trung Quốc những
năm qua, tác giả cho rằng, 5 năm tới là thời kỳ then
chốt đối với sự phát triển của Trung Quốc (với việc
phải nỗ lực hoàn thành mục tiêu 100 năm đầu tiên
vào năm 2020 xây dựng toàn diện xã hội khá giả,
đồng thời, đặt nền móng cho việc thực hiên mục
tiêu 100 năm thứ hai đến giữa thế kỷ này trở thành
quốc gia hiện đại hóa).
Vì vậy, Ban Lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản
Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình là hạt
nhân cần nỗ lực để tháo gỡ các rào cản về mặt thể
chế nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất xã hội,
nhanh chóng chuyển đổi phương thức phát triển,
tiếp tục thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, tích
cực và chủ động mở cửa hội nhập quốc tế…; Tiếp
tục cuộc chiến không khoan nhượng đối với tham
nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân, dựa vào nhân
dân, lấy nhân dân làm trung tâm. Đây sẽ là những
động lực quan trọng để Trung Quốc có thể huy
động được mọi nguồn lực và tiềm năng sáng tạo
trong xã hội, từ đó duy trì được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao vừa phải, trung bình khoảng 6,5% trong
5 năm tới.
Những tác động đến Việt Nam
Là nước láng giềng gần gũi có nhiều điểm tương
đồng với Trung Quốc, dù muốn hay không Việt
Nam cũng phần nào bị tác động, do đó, có cả những
cơ hội lẫn thách thức đang chờ đợi, cụ thể:
Cơ hội đối với Việt Nam
Trung Quốc phát triển ổn định, mở cửa thị
trường sẽ thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa kinh tế,
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới, tạo thuận
GNI bình quân
đ u ngư i (cơ s )
GNI bình quân
đ u ngư i (tích c c)
GNI bình quân
đ u ngư i (tiêu c c)
GDP bình quân
đ u ngư i (cơ s )
GDP bình quân
đ u ngư i (tích c c)
GDP bình quân
đ u ngư i (tiêu c c)
2016
2018
2020
2022
2024
2026
2028
2030
2032
2036
2038
2040
2042
2044
2046
2048
2050
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
80.000
Hình2: Dựbáotổng sản phẩmquốc nội (GDP) vàthunhập
quốc dân (GNI) bìnhquânđầungười củaTrungQuốc (USD)
Nguồn:
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...123
Powered by FlippingBook