TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 21

22
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
điểm được tạo ra), tuy nhiên đã được xác định lại
bằng một rổ các đồng tiền từ năm 1973, khi hệ thống
Bretton Woods sụp đổ. Sự ra đời của SDR để giảm
thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD
và vàng.
SDR được sử dụng trong trường hợp các nước
thành viên cần hỗ trợ về thanh khoản để tránh rơi
vào khủng hoảng. Trong đợt rà soát đánh giá năm
2015 (được kết luận vào tháng 11/2015), Hội đồng
quản trị IMF đã tuyên bố, nhân dân tệ của Trung
Quốc (NDT) đáp ứng được tiêu chuẩn có thể sử dụng
tự do và được chính thức đưa vào giỏ tiền SDR từ
ngày 1/10/2016. Theo đó, NDT trở thành một trong
5 đồng tiền dự trữ toàn cầu (gồm: USD, Euro, đồng
Yên, đồng Bảng Anh và NDT) trong giỏ tiền SDR của
IMF. Tỷ trọng NDT tương đương với đồng Yên Nhật
(Hình 1). Tỷ trọng này được dùng để xác định số tiền
của mỗi đồng tiền được định giá trong rổ SDR mới
có hiệu lực từ ngày 01/10/2016.
Nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình
đưa nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu
Quá trình đưa NDT thành đồng tiền dự trữ toàn
cầu gắn với với Chiến lược quốc tế hóa đồng NDT.
Nếu như chia Chiến lược quốc tế hóa đồng NDT
thành 3 giai đoạn trong vòng 30 năm (1990-2020), thì
việc đưa NDT trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu là
giai đoạn cuối cùng của quá trình quốc tế hóa đồng
NDT (2010-2020).
Trên thực tế, những nỗ lực để đưa NDT thành
đồng tiền dự trữ quốc tế là một quá trình đã được
khởi nguồn từ những năm 1990 với những bước đi
thận trọng trong cải cách tỷ giá hối đoái của Trung
Quốc. Sau giai đoạn neo tỷ giá đồng NDT với đồng
Giỏ tiền tệ của IMF và sự tham gia của nhân dân tệ
Giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) đơn vị
tiền tệ quy ước được tạo ra bởi Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF) vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận
trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên và được
phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn
của các nước vào tổ chức này. Giá trị của SDR được
xác định ban đầu tương đương với 0.888671 gram
vàng nguyên chất (tương đương với 1 USD tại thời
VỊ THẾ CỦA ĐỒNGNHÂNDÂNTỆ
TRONG KHODỰTRỮTOÀN CẦU
TS. Lê Thị Thùy Vân
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Cùng với việc phát triển kinh tế, để tăng thêm sức mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới,
Trung Quốc đã xây dựng chiến lược quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, chính thức đưa đồng tiền này
vào nhóm các đồng tiền dự trữ của thế giới (Giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ Tiền tệ quốc
tế - IMF). Đây là bước tiến quan trọng của Trung Quốc trong quá trình hội nhập hệ thống tài chính
và tiền tệ quốc tế. Bài viết phân tích những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đưa đồng nhân dân tệ
vào kho dự trữ toàn cầu, triển vọng và thách thức đối với Trung Quốc trong việc tăng cường vị thế
của đồng tiền này.
Từ khóa: Nhân dân tệ, Trung Quốc, dự trữ ngoại hối, kinh tế, tài chính
Together with economic development,
in order to increase power and expand
global influence, China has formulated
an internationalization strategy for the
renminbi, formally put the Chinese Yuan
Renminbi (CNY) into the global currency
racket (the Currency Racket with Special
Drawing Rights of IMF). This is an important
step forward of China’s integration strategy
into the international financial and monetary
system. The paper analyzes China’s efforts to
bring the yuan into global reserves, prospects
and challenges for China in strengthening
its currency position.
Keywords: Yuan, China, foreign reserves, economics, finance
Ngày nhận bài: 9/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/3/2018
Ngày duyệt đăng: 8/3/2018
*Email:
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...123
Powered by FlippingBook