TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
23
USD (1997-2005), Trung Quốc đã từng bước điều
chỉnh nâng giá đồng NDT phù hợp với những biến
động trên thị trường quốc tế cũng như ứng phó với
những chỉ trích của các nước đối tác về việc Trung
Quốc định giá thấp đồng NDT nhằm tạo lợi thế trong
xuất khẩu. Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình đưa
NDT thành đồng tiền tự do chuyển đổi và đồng tiền
dự trữ quốc tế, Trung Quốc đã không ngừng tăng
cường việc sử dụng NDT trong thương mại quốc tế
bằng cách dùng NDT thanh toán cho các hiệp ước
thương mại tự do. Trung Quốc đã đẩy mạnh ký kết
Hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương với các nước
đối tác (Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Malaysia,
Ireland…) nhằm ngoại tệ hóa đồng bản tệ.
Từ năm 2009, Chính phủ Trung Quốc tập trung
xây dựng Thượng Hải và Hồng Kông thành những
trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế có
chức năng phát hành trái phiếu chính phủ bằng NDT
cũng như vận động thành công một số tổ chức tài
chính quốc tế lớn (Ngân hàng Phát triển châu Á,
Ngân hàng Thế giới) phát hành trái phiếu huy động
bằng NDT. Tại hội nghị G20 năm 2009, Trung Quốc
đã đề nghị IMF tạo ra đồng tiền kế toán mới phi quốc
tịch dựa trên một giỏ tiền tệ trong đó có đồng NDT.
Sau một số điều chỉnh mở rộng biên độ dao động
để giao dịch NDT, từ tháng 3/2014, Ngân hàng Nhân
dân Trung Quốc đã mở rộng biên độ dao động lên
đến 2%, xoay quanh tỷ giá tham chiếu hàng ngày của
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Đồng thời, Trung
Quốc cũng bắt đầu cho phép thực hiện những giao
dịch trực tiếp giữa NDT và bảng Anh, Euro trên thị
trường ngoại hối liên ngân hàng của nước này, nhằm
tháo bỏ dần những hạn chế trên tài khoản vốn. Từ
tháng 11/2014, Trung Quốc cũng đã thành lập sàn
giao dịch chứng khoán liên kết giữa Hong Kong và
Thượng Hải với tổng giá trị giao dịch xuyên biên giới
là 3,5 tỷ USD/ngày, Hong Kong cũng gỡ bỏ quy định
hạn chế hoán đổi đồng NDT với người dân.
Với những nỗ lực trên của Trung Quốc, trong đợt
rà soát tháng 11/2015, IMF khẳng định, đồng NDT đã
đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch tự do và cùng với đồng
USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật tham gia vào giỏ
SDR kể từ ngày 1/10/2016 với tỷ trọng 10,92% trong
giỏ tiền tệ. Quyết định này đánh dấu lần đầu tiên
giỏ tiền tệ SDR có sự thay đổi kể từ năm 1999, khi
đồng Euro ra đời thay thế cho đồng Mark của Đức
và Franc của Pháp. Đây cũng là một cột mốc quan
trọng trong sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong
suốt một thập kỷ qua.
Triển vọng vị thế đồng NDT
Vị thế của đồng tiền Trung Quốc cũng từng bước
được nâng lên, thể hiện trước hết với việc NDT được
đưa vào kho dự trữ ngoại hối của một số ngân hàng
trung ương trên thế giới. Trong bối cảnh các nền kinh
tế lớn như Mỹ, Nhật và Khu vực đồng Euro đang
gặp khó khăn, các đồng tiền như USD, Yên và Euro
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nước đã xem
xét lựa chọn NDT làm đồng tiền thanh toán và dự
trữ. Tại châu Á, các nước Malaysia, Philippines, Thái
Lan đã đưa NDT vào hệ thống dự trữ quốc gia. Sau
khi IMF tuyên bố sẽ đưa đồng NDT vào giỏ SDR,
hình 1: Cơ cấu giỏ tiền tệ SDR trước và sau khi đồng NDT tham gia
JPY
7%
GBP
12%
EUR
32%
USD
49%
Trước thời điểm 1/10/2016
NDT
11%
JPY
8%
GBP
8%
USD
42%
EUR
31%
Sau thời điểm 1/10/2016
Nguồn: IMF
3/2013
0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
3,0
5,0
4,5
2016
2019
2022
2025
K ch b n l c quan
Kém l c quan
hình 2: Tỷ trọng đồng NDT
trong dự trữ ngoại hối toàn cầu và dự báo (%)
Nguồn: IMF và Bank of America Merrill Lynch
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...123
Powered by FlippingBook