TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 30

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
31
nhiều nhà phân tích tài chính Phố Wall tại thời
điểm năm 2013: “Chương trình này như là một thí
nghiệm khổng lồ trong chính sách tiền tệ”. Theo
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, các ngân hàng
Nhật Bản đã thực hiện một vòng đầu của chính
sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2013. Họ đã tăng
gấp đôi khối lượng tiền mặt thanh khoản trong
bảng cân đối nhưng so với mục tiêu 2% kỳ vọng,
thực tế lạm phát tiếp tục trì trệ ở dưới 1%. Vì thế,
các ngân hàng đã chuyển sang giai đoạn nới lỏng
tiền tệ bao gồm 660 tỷ USD cho việc tiếp tục mua
sắm tài sản hàng năm.
Giá trị của tài sản được nắm giữ bởi tổ chức
BOJ đã vượt quá 70% của GDP, (trong khi tài sản
tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và tài sản của Ngân
hàng Trung ương châu Âu, ở mức dưới 25% GDP).
Với nền kinh tế của Nhật Bản còn yếu, trong tháng
Giêng năm 2016, BOJ đã bất ngờ giới thiệu lãi suất
“tiêu cực/âm” trong một nỗ lực mới để thúc đẩy
cho vay và đầu tư. BOJ gia nhập ECB, Đan Mạch,
Thụy Điển và Thụy Sĩ, được xem như là các ngân
hàng trung ương duy nhất để thúc đẩy một số
mức lãi suất ngưỡng dưới 0,0% “ngưỡng ép buộc
“ hay lãi suất âm. Giống như là ảnh hưởng to lớn
tới thị trường từ các quyết định của Ngân hàng
Trung ương Hoa Kỳ, chính sách lãi suất tiêu cực
của BOJ hiện nay có thể sẽ kéo dài đến bao giờ
cũng cần làm rõ cho thị trường có thể dự đoán
các xu hướng?
Trong khi hai mũi tên tài khóa và tài chính
được triển khai thì có một chương trình đã bị trì
hoãn nhiều lần trong các đời Thủ tướng Nhật Bản
là tạo đột phá vào tái cấu trúc nền kinh tế Nhật
Bản. Cải cách cấu trúc hay cơ cấu kinh tế của Thủ
tướng Shinzo Abe tập trung cắt giảm quy định kinh
doanh, tự do hóa thị trường lao động và lĩnh vực
nông nghiệp, cắt giảm thuế doanh nghiệp và tăng
lực lượng lao động theo hướng đa dạng hóa nguồn
cung nhằm mục đích làm sống lại khả năng cạnh
tranh của Nhật Bản.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự thành công
trong kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe cuối
cùng phải dựa vào mũi tên thứ ba này, đó là cải
cách cơ cấu toàn diện. Vì thế, ngay trong tháng
6/2014, ông Shinzo Abe đã công bố một gói cải cách
rộng lớn, bao gồm cắt giảm thuế doanh nghiệp, tự
do hóa nông nghiệp và các sáng kiến cải tổ quy
định của các lĩnh vực năng lượng, môi trường và
chăm sóc sức khỏe. Đề xuất của ông bao gồm một
sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của các quỹ
hưu trí của chính phủ và các ưu đãi thuế để tăng
cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ.
Hơn nữa, thực tiễn xã hội Nhật Bản đã báo
trước một tương lai đáng lo ngại về sự thiếu hụt
nghiêm trọng nguồn lực cho phát triển. Dân số
Nhật Bản trong độ tuổi lao động đã tiếp tục giảm
thêm 6% trong 10 năm qua và dự báo Nhật Bản
có thể sẽ mất hơn 1/3 dân số của mình trong 50
năm tiếp theo. Vì thế, tháng 9/2015, Thủ tướng
Shinzo Abe đã tuyên bố một chính sách với phiên
bản “Abenomics 2.0” nhằm tạo nền tảng làm thế
nào nâng cao tỷ lệ sinh và mở rộng quỹ an sinh
xã hội. Cùng với đó, ông Shinzo Abe đã chỉ định
ông Katsunobu Kato, một chuyên gia xã hội học
vào một vị trí quan trọng trong nội các mới, với
hy vọng chính phủ Nhật Bản sẽ dành toàn bộ sức
lực và trí tuệ để tìm ra giải pháp đảo ngược sự suy
giảm dân số của Nhật Bản.
Bên cạnh vấn đề nhân khẩu học, Chính phủ
liên minh của Thủ tướng Abe từ năm 2012 cũng
đã nhiều lần tổ chức thảo luận vấn đề tái cấu
trúc kinh tế khu vực nông nghiệp Nhật Bản ở
ngay trong các diễn đàn của quốc hội suốt hơn 3
năm qua, tuy nhiên tiến độ được ghi nhận là khá
chậm. Các hợp tác xã Nhật Bản vốn dĩ từ rất lâu
đã sử dụng sức mạnh chính trị của mình để phản
đối sự hiện đại hóa ngành Nông nghiệp đang bị
thu hẹp của Nhật Bản. Ngành Nông nghiệp của
Nhật Bản luôn vận động, chống lại thỏa thuận
mở rộng cửa cho các Hiệp định thương mại tự
do, để phản đối việc loại bỏ thuế quan cao và các
biện pháp bảo vệ khác. Rõ ràng, các dự định tiến
độ này tiếp tục được bàn thảo ở trong các phiên
họp của Nội các Nhật Bản trong thời gian tới và
những vấn đề cần làm sáng tỏ cho thị trường, khi
mà Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP 12) đã thất bại và thay vào đó là Hiệp định
Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP 11, không có Mỹ).
Sự hoài nghi về cải cách Abenomics?
Bản thân người Nhật Bản cũng phải thừa nhận
rằng, không còn có nhiều sự lựa chọn nào khác
hay khả năng nghĩ ra các công cụ quản trị (quản
lý) hữu hiệu về mặt kỹ thuật để áp dụng trong
Abenomics. Trong suốt gần 3 thập kỷ, Nhật Bản
đã phải chịu đựng tình trạng giảm phát kinh niên,
kể từ khi bùng nổ của “bong bóng” bất động sản
vào cuối những năm 1980. Nhiều năm tiếp theo,
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện mức lãi suất gần
như bằng 0% và phải đến năm 2016, BOJ mới chính
thức áp dụng chính sách lãi suất dưới 0% để tuyên
chiến với giảm phát (lãi suất âm, 2016). Chính phủ
Nhật Bản cũng đã chi hàng nghìn tỷ USD để thúc
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...123
Powered by FlippingBook