TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 32

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
33
Rõ ràng, dưới góc độ hội nhập kinh tế quốc tế và
viễn cảnh kinh tế thế giới hiện nay thì Abenomics
được nước Nhật đặt kỳ vọng khá lớn. Tuy nhiên,
các nước xuất khẩu như Đức và Trung Quốc lại lên
tiếng cảnh báo về một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn
cầu, hoặc mất giá cạnh tranh. Như vậy, để đánh
giá tính khả thi cũng như triển vọng của cải cách
Abenomics của Nhật Bản cần có sự tổng quát và
đánh giá lại chính sách này. Việc làm này không chỉ
riêng cho Nhật bản, mà còn có ý nghĩa đối với các
nền kinh tế khác, bao gồm cả khu vực châu Âu, hiện
nay cũng đang phải vật lộn với tình trạng giảm phát
và tăng trưởng thấp.
Những hàm ý cho Việt Nam
Cần khẳng định rằng, cải cách Abenomics ở
Nhật Bản vẫn đang tiếp tục được triển khai thực
hiện. Các đánh giá kết quả và phân tích triển vọng
của cải cách này mới chỉ mang tính tạm thời trong
ngắn hạn, chưa phải là các đánh giá tổng kết, đúc
rút các kinh nghiệm của một chương trình cải cách
to lớn. Vì thế, ngoài việc làm rõ hơn bối cảnh ra
đời, thực tế triển khai, bài viết bước đầu đánh giá
một số tác động của cải cách Abenomics hướng
tới mục tiêu phục hưng kinh tế Nhật Bản, kể từ
khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe loan báo kế
hoạch vào tháng 12/2012. Việc tổng kết thực tiễn
kinh nghiệm cũng như đóng góp quan điểm học
thuật của chúng tôi mới tạm thời dừng ở những
tư vấn, nhận xét ban đầu, hy vọng sẽ hữu ích đối
với quá trình xây dựng thêm các luận cứ khoa
học trong gợi ý các chính sách phát triển cho Việt
Nam, đặc biệt trên khía cạnh khai thác tốt nguồn
vốn ODA từ chính phủ Nhật Bản. Với mục đích,
ý nghĩa và tính chất giới hạn, bài viết đề xuất 2
nhóm ý kiến sau:
Nhóm 1:
Đối với Việt Nam, khi xây dựng chính
sách cần lưu ý các đánh giá tác động lan tỏa từ sự
tương tác giữa cải cách Abenomics ở Nhật Bản đối
với môi trường phát triển kinh tế ở châu Á.
Ai cũng có thể hiểu và nhận thức rằng, nền kinh
tế Nhật Bản đã phát triển, vừa gần gũi, vừa có mối
liên quan tất yếu với châu Á. Không chỉ vì Nhật
Bản ở trong khu vực châu Á, mà còn vì châu Á là
trung tâm phát triển của thế giới trong thế kỷ XXI,
do vậy quan hệ giữa Nhật Bản và châu Á được kỳ
vọng sẽ mạnh mẽ hơn, nếu Abenomics thành công.
Vì thế, việc thảo luận về triển vọng mối quan hệ tác
động qua lại giữa châu Á và Nhật Bản trong bối
cảnh tương tác của Abenomics sẽ là hữu ích để đề
xuất những kinh nghiệm quý báu hoặc cảnh báo cho
tất cả các nền kinh tế châu Á liên quan, trong đó bao
gồm cả Việt Nam. Với ý nghĩa đó, một số khía cạnh
quan trọng cần được đề cập tới như sau:
Thứ nhất,
ở khía cạnh tương tác quan hệ thương
mại với châu Á: Trong trao đổi hàng hóa và dịch
vụ thương mại với châu Á, tâm lý thường kỳ vọng
Nhật Bản sẽ trở thành thị trường lớn, tiêu thụ các
sản phẩm của châu Á. Tuy nhiên, việc nới lỏng tiền
tệ trong một đất nước có chế độ tỷ giá hối đoái linh
hoạt sẽ dẫn đến mất giá của tỷ giá hối đoái. Điều
này có nghĩa là các nước châu Á, trong ngắn hạn, sẽ
phải chịu đựng những tác động tiêu cực đến từ các
chính sách tiền tệ (nới lỏng tiền tệ theo định tính và
nới lỏng định lượng) trong đó bao gồm một trong
ba mũi tên của Abenomics.
Thực tế, sự giảm giá đồng Yên đã diễn ra kể từ
khi bắt đầuAbenomics ra đời (tháng 12/2012). Trong
trao đổi hiệu quả, đồng Yên đã mất giá hơn 20% vào
đầu năm 2015, tình hình này đã giúp doanh nghiệp
Nhật Bản tăng lợi nhuận ở mức kỷ lục và lấy thị
phần từ đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai,
về xu hướng luồng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại châu Á: Thời gian qua,
xu hướng tăng FDI từ Nhật Bản sang châu Á vẫn
tiếp tục gia tăng, thậm chí trong cả điều kiện đồng
Yên sụt giá. Điều này gợi ý rằng, các doanh nghiệp
đang xem xét nguồn FDI chuyển sang châu Á
trong điều kiện dài hạn. Có thể do điều kiện dân số
đang suy giảm tại Nhật Bản, sự đầu tư không chỉ vì
giá sản xuất thấp mà còn vì mục tiêu mở rộng thị
trường nội địa tại châu Á. Theo “báo cáo khảo sát
hoạt động kinh doanh nước ngoài của các công ty
sản xuất Nhật Bản, năm tài chính 2014”, được thực
hiện bởi Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ấn
Độ, Indonesia và Trung Quốc tiếp tục là 3 đối tác
đầu tư FDI lớn của Nhật Bản, mặc dù Abenomics
đang được thúc đẩy ở trong nước với các luồng
vốn tín dụng dồi dào.
Thứ ba,
về dòng vốn đầu tư gián tiếp đến châu Á:
Danh mục đầu tư từ Nhật Bản đến thị trường vốn
Hình 2: Mức thay đổi niềm tin thị trường (điểm)
Nguồn: Cabinet Office (CO)
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...123
Powered by FlippingBook