TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 34

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
35
địa, tăng trưởng GDP và nâng lạm phát lên mức
2%. Đến cuối năm 2014, Chính phủ Nhật Bản công
bố chính sách Abenomics giai đoạn 2 (Abenomics
2.0) với những mục tiêu tham vọng và dài hạn
hơn: (1) Tăng trưởng kinh tế thêm khoảng 20%
GDP, tương ứng 600 nghìn tỷ Yên (5.000 tỷ USD)
vào năm 2020; (2) Tăng cường các biện pháp hỗ
trợ nuôi và sinh con; (3) Cải thiện an sinh xã hội
qua tăng cường xây dựng nhà dưỡng lão mới giúp
người lao động yên tâm làm việc. Chính phủ Nhật
Bản tập trung vào 3 trụ cột chính: Chính sách nới
lỏng tiền tệ, thúc đẩy chi tiêu công và cải cách cơ
cấu toàn diện.
Các gói kích thích kinh tế được Chính phủ Nhật
Bản sử dụng từ năm 2013, trị giá 20,2 nghìn tỷ Yên
(210 tỷ USD), trong đó có 10,3 nghìn tỷ Yên (116 tỷ
USD) là chi tiêu trực tiếp của Chính phủ tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng (cầu, đường
hầm và đường chống động đất). Nhật Bản công
bố thêm gói kích thích 5,5 nghìn tỷ Yên vào tháng
4/2014 và gói kích thích trị giá 3,5 nghìn tỷ Yên sau
cuộc bầu cử tháng 12/2014. Giai đoạn 2015 - 2017, do
kinh tế phục hồi chưa được như kỳ vọng nên Nhật
Bản tiếp tục duy trì thâm hụt ngân sách ở mức kỷ
lục và tiếp tục thực hiện các gói kích thích. Cụ thể:
Ngày 02/08/2016, Chính phủ Nhật Bản thông qua
gói kích thích trị giá 28.100 tỷ Yên (274 tỷ USD) tập
trung đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; Ngày
11/10/2016, Nhật Bản phê chuẩn gói kích thích thứ
hai trong năm 2016 trị giá hơn 4.000 tỷ Yên (40 tỷ
USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích cầu
đầu tư và tiêu dùng; Ngày 27/3/2017, Thượng viện
Nhật Bản thông qua ngân sách cho năm tài khóa
Abenomics với nhữngmục tiêu thamvọng và dài hạn
Sau sự đổ vỡ của thị trường bất động sản
những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu
có xu hướng tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là tình
trạng giảm phát kéo dài trong vòng hai thập niên,
đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế thứ ba
thế giới. Sau khi tái đắc cử năm 2012, Thủ tướng
Shinzo Abe đã công bố một chương trình kinh tế
toàn diện mang tên “Abenomics” vào đầu năm
2013 với mục tiêu nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội
Chính sáchAbenomics
vànhữngbài học với kinhtế Việt Nam
TS. Nguyễn Cẩm Tâm *
Các chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, còn gọi là Abenomics được triển khai từ
năm 2013, gồmmột tập hợp các cải cách tiền tệ, tài chính, cơ cấu kinh tế, hướng tới thúc đẩy tăng
trưởng và đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài trong nhiều thập kỷ qua. Qua
gần 5 năm thực hiện, mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức nhưng nước này đã và đang dần lấy lại đà phục hồi tăng trưởng. Trên cơ sở nghiên cứu chính
sách Abenomics của Nhật Bản, bài viết đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc đưa ra các
chính sách nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Từ khóa: Abenomics, Thủ tướng Shinzo Abe, kinh tế, nợ công, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ.
Japanese Prime Minister Shinzo Abe’s economic
policies, also known as Abenomics, was launched
in 2013, including a set of monetary, financial
and economic reforms aimed at boosting growth
and help Japan escaped decades of deflation. After
nearly five years of implementation, despite the
Japanese economy still facing many difficulties
and challenges, the country has been gradually
regaining economic recovery momentum. Based
on the study of Japan’s Abenomics, this paper
provides a few implications for Vietnam in its
policies in stabilizing and developing the economy.
Keywords: Abenomics, Prime Minister Shinzo Abe,
economics, public debt, fiscal policy, monetary policy.
Ngày nhận bài: 6/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/3/2018
Ngày duyệt đăng: 5/3/2018
*Email:
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...123
Powered by FlippingBook