TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 36

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2018
37
chưa hoàn thành và không ít những thách thức
phía trước vẫn đang chờ đợi…
Từ những thành tựu về tăng trưởng kinh tế
cũng như những thách thức trong thực thi chính
sách Abenomics, Việt Nam có thể rút ra những bài
học hữu ích trong tiến trình hội nhập và phát triển
kinh tế.
Thứ nhất,
về điều hành các chính sách vĩ mô, đặc
biệt là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần
có sự phối hợp chặt chẽ, tạo thế chủ động và linh
hoạt trong việc xác định mục tiêu kinh tế vĩ mô ưu
tiên từng thời kỳ và phải tuân thủ điều phối chung
cho mục tiêu đó. Đồng thời, cần xác định “liều
lượng” phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ ở mức hợp lý. Để làm được điều đó, các
cơ quan hữu quan cần nghiên cứu trên cả 2 giác độ
định lượng và định tính để phát huy tối đa hiệu quả
của chính sách trong nền kinh tế. Trong quá trình
điều hành chính sách, các cơ quan chức năng cần
tính đến độ trễ của chính sách để khi ban hành mức
độ tác động đến đời sống xã hội ở mức hợp lý và có
những giải pháp dự phòng. Tránh hiệu ứng chính
sách tác động “quá liều” nhằm đạt mục tiêu ngắn
hạn nhưng sẽ có tác động tiêu cực trong tương lai.
Thực tế cho thấy, Chính phủ Nhật Bản đã có
thời điểm lúng túng và gặp khó khăn trong thực
thi chính sách tiền tệ mở rộng. Mặc dù, BOJ đã kiên
trì mở rộng cung tiền thời gian qua, tuy nhiên tình
trạng suy giảm kinh tế và giảm phát vẫn chưa được
giải quyết triệt để.
Chính sách Abenomics hướng tới nới lỏng
chính sách tài khóa, cụ thể là thúc đẩy chi tiêu
công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong năm
2013, chi tiêu vượt mức của Chính phủ được tài
trợ bởi ngân sách bổ sung đã kích thích sự phát
triển kinh tế chậm chạp. Sang năm 2014, thực thi
chính sách tài khóa nới lỏng dẫn tới thâm hụt
NSNN ở mức 7,1% do thu thuế giảm và nền kinh
tế tăng trưởng chậm, trong khi nợ công gia tăng
và ở mức cao. Điều này buộc Chính phủ Nhật Bản
phải xem xét các chính sách thu hút vốn đầu tư
của các nhà đầu tư nước ngoài cấp vốn cho các
khoản chi tiêu của mình. Bên cạnh đó, để hạn chế
mặt tiêu cực của việc bơm tiền, Chính phủ Nhật
Bản phải đưa ra chính sách tăng thuế tiêu dùng
5% - 8% khiến cho việc chi tiêu cá nhân rơi vào
tình trạng yếu ớt...
Thứ hai,
thách thức đặt ra đối với kinh tế
Nhật Bản qua quá trình thực hiện chính sách
Abenomics là bài toán nợ công vẫn tiếp tục xu
hướng gia tăng. Tháng 5/2017, Bộ Tài chính Nhật
Bản cho biết: Nợ công của chính phủ Nhật Bản đã
tăng kỷ lục và đạt mức hơn 1 triệu tỷ Yên (1,071.56
nghìn tỷ yên, tương đương 9.400 tỷ USD) trong
năm tài khóa 2016 kết thúc vào tháng 3/2017. Theo
đánh giá của IMF, nợ quốc gia của Nhật Bản đã
ổn định ở khoảng 240% tổng sản phẩm quốc nội
dưới thời Thủ tướng Abe. Đây là một kết quả tích
cực nhưng gánh nặng này vẫn còn rất lớn so với
nhiều nền kinh tế lớn khác và triển vọng giảm
nợ công dường như khá mờ nhạt trong giai đoạn
hiện nay. Đáng lo ngại hơn, khi dân số sụt giảm,
khoản nợ được tính trên đầu người vẫn đang gia
tăng. Tổng nợ công của Nhật Bản đã tăng lên mức
230% GDP, tương đương với tài sản thực của toàn
bộ hộ gia đình của đất nước và tính theo mức thuế
hiện nay thì bằng tổng số thu từ thuế của 8 năm.
Cho tới nay, 90% mức nợ công của Nhật Bản vẫn
bằng đồng Yên. Với chủ trương nới lỏng chính
sách tiền tệ của BOJ bằng cách giảm lãi suất nhiều
lần và cuối cùng thực hiện “chính sách lãi suất
zero”, đã khiến người dân Nhật Bản chuộng nắm
giữ tiền mặt nhiều hơn là đầu tư vào trái phiếu
hay chứng khoán. Hệ quả là ngân hàng thiếu tiền
mặt và không thể cho vay đối với tư nhân, làm
cho hoạt động đầu tư tư nhân của Nhật Bản trì trệ
trong nhiều năm. Đây chính là nguyên nhân mấu
chốt đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản và
khiến chính sách tiền tệ trở nên bất lực.
Tình trạng nợ công cao khiến cho không gian
chính sách tài khóa của Nhật Bản suy giảm mạnh.
Những chính sách này sẽ có tác động chậm chạp
tới tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Đối với nền
kinh tế Nhật Bản, dù tỷ lệ nợ công ở mức trên
200% GDP, nhưng vẫn được đánh giá là nền kinh
tế “khỏe mạnh”. Phần lớn nợ công của Nhật Bản
thuộc về tay chủ nợ nội địa (các công ty trong
nước và người dân Nhật Bản nổi tiếng về tiết
S d án c p m i (d án)
T ng v n đ u tư đăng ký (tri u USD)
Nh t B n
Hàn Qu c
Singapore
Trung Qu c
Qu n đ oVirgin
H ng Kông
Đài Loan
Hà Lan
Hoa Kỳ
Thái Lan
367
861
186
284
41
129
106
36
73
47
9.112
8.494
5.308
2.168
1.651
1.468
1.460
1.036
869
713
hình1:10quốcgia,vùnglãnhthổđầutưvàoviệtnamnhiều
nhất 12thángnăm2017(từngày01/01/2017-20/12/2017)
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...123
Powered by FlippingBook