TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 37

38
Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với kinh tế Việt Nam
kiệm trên thế giới). Theo nghiên cứu của Ngân
hàng Deutsche Bank năm 2011, đất nước này có tỷ
lệ nợ nước ngoài/nợ công thấp nhất. Do đó, Nhật
Bản vẫn chưa rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tuy
nhiên, Chính phủ Nhật Bản vẫn phải rất nỗ lực
trong việc giảm bớt số nợ công.
Đối với Việt Nam, do chưa có sức mạnh kinh tế
như Nhật Bản nên để có thể giảm bớt nợ công Việt
Nam cần quyết liệt thực thi quá trình hoàn thiện
khuôn khổ pháp luật về quản lý nợ công, đồng
thời cần có các biện pháp hạn chế sự gia tăng nợ
công thông qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa,
giảm dần mức bội chi NSNN theo một lộ trình
phù hợp và cam kết đủ mạnh; hình thành các cơ
chế để đảm bảo việc quản lý và sử dụng nguồn
vốn vay được thực hiện theo một chiến lược thận
trọng. Ngoài ra, từ bài học kinh nghiệm của Nhật
Bản, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam cần tính toán, nghiên cứu thực
thi một chính sách lãi suất thấp, kiểm soát lạm
phát và quản lý nợ nước ngoài/nợ công bằng cách
thắt chặt trái phiếu chính phủ.
Thứ ba,
cần sự dũng cảm và quyết liệt trong
triển khai các chính sách cải cách tăng trưởng sâu
rộng nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Chính quyền
Abe đã khởi động một loạt biện pháp cải cách, tuy
nhiên tới nay vẫn chưa xuất hiện các bước đột phá
ngoạn mục có thể đem lại sự thúc đẩy cho tăng
trưởng kinh tế hay nâng cao một cách ổn định tiềm
năng phát triển…Thủ tướng Nhật Bản mới đây đã
đưa ra cam kết sẽ tiếp tục tăng cường theo đuổi
chiến lược tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy
chương trình cải cách, cam kết sẽ có thêm nhiều
phụ nữ gia nhập lực lượng lao động, bãi bỏ quy
định không hợp lý trong ngành công nghiệp, tự do
hóa khu vực nông nghiệp và chuẩn bị để thích ứng
với Hiệp định CPTPP…
Những nghiên cứu cho thấy, chính sách tái cơ
cấu toàn diện là yếu tố mang tính quyết định đối
với sự hồi sinh nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi
chính sách tiền tệ và tài khóa trong trường hợp
tốt nhất có thể bù đắp nhu cầu yếu của toàn bộ
nền kinh tế, tăng trưởng ở mức cao hơn chỉ có thể
đạt được thông qua các biện pháp về phía cung.
Một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bền vững
với những tiến bộ lớn về năng suất vì vậy cần tới
các cải cách cấu trúc tương ứng. Thủ tướng Abe
đã hứa hẹn hiện thực hóa những đề xuất dành
cho lĩnh vực lập pháp và quản lý trong nhiệm
kỳ thứ ba của mình, những đề xuất đã được Hội
đồng về khả năng cạnh tranh công nghiệp soạn
thảo. Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch cải
thiện từng bước cơ hội việc làm của phụ nữ, mở
cửa việc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp trong
khuôn khổ các thỏa thuận thương mại-chính trị
với Mỹ và EU, tạo điều kiện dễ dàng cho lao động
nước ngoài có tay nghề tại Nhật Bản tìm việc làm
và tự do hóa thị trường điện. Ngoài ra, còn có các
biện pháp được lựa chọn trong các khu vực nông
nghiệp và y tế, cũng như các biện pháp nhằm
khuyến khích đổi mới, du lịch cũng như các công
ty vừa và nhỏ. Tuy các bước đi cải cách đã đi
đúng hướng, nhưng những bước đi cần thiết cho
tăng trưởng năng suất cao hơn lại tụt lại đằng
sau. Để có được sự đổi mới về kinh tế, Nhật Bản
cần một luật lao động đồng nhất mà giải quyết
hai mặt cố định và không cố định của thị trường
việc làm, một bộ luật DN thân thiện hơn với các
cổ đông mà cho phép thành lập mới và tái cấu
trúc nhiều hơn, cũng như sự phá vỡ các cấu trúc
người trong nội bộ tại một số ngành kinh tế của
đất nước. Khu vực nông nghiệp và y tế không chỉ
cần tới các cải cách chọn lọc mà cả các cải cách cơ
bản. Đồng thời để đối phó với những thách thức
về nhân khẩu học của một xã hội đang già đi,
việc hỗ trợ phụ nữ và gia đình theo hình mẫu của
châu Âu cũng phải được mở rộng đáng kể. Bên
cạnh đó là tự do hóa luật nhập cư và chủ động
tuyển dụng lao động có tay nghề. Để thực thiện
được tất cả các biện pháp trên, Chính phủ Abe
phải phá vỡ những cấm kỵ của xã hội và vượt
qua những kháng cự của bộ máy quan liêu và các
nhóm lợi ích kinh tế và chính trị.
Tài liệu tham khảo:
1. Thành tựu và thách thức sau 5 năm cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản,
Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 30/9/2017, tr.10;
2. Tác động tích cực của Abenomics đến kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc
Mạnh, kinhtetrunguong.vn;
3. Chiến lược kinh tế của Nhật Bản: Những mũi tên chưa tới đích, TS. Trần Thị
Vân Anh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;
4. Shizimu Junko & S. Kiyotaka, 2015, Abenomics, Yen Depreciation, Trade
Deficit and Export Competitiveness, Rieti Disscusion Paper Series 15-E-020;
5. “The third arrow”, Tom Orlik, Pekka Aalto & Jennifer Bernstein, Bloomberg
Brief, Abenomics Vs. The Deflation Monster, tháng 7/2014;
6. Theo Báo cáo “Abenomics Handbook,” Nomura economists, Tomo Kinoshita;
7. “Abenomics Vs. The Deflation Monster”, Bloomberg Briefs, tháng 7/2014.
Nhật Bản là nước viện trợ vốn ODA lớn
nhất vào Việt Nam. Về đầu tư trực tiếp
nước ngoài, năm 2017, Nhật Bản dẫn đầu
các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư FDI
vào Việt Nam…
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...123
Powered by FlippingBook