TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 4

5
lý luận” của 5 năm thực tiễn thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc
và là thành quả mới nhất của kinh tế học chính trị Trung Quốc.
Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe tái đắc cử (tháng 12/2012),
trở thành Thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản với chính
sách kinh tế “Abenomics” (kết hợp hai từ “Abe” và “Economics”) đã
tạobước đột phá trongphát triểnkinh tế - xãhội củaNhật Bản. Chính
sách Abenomics với ba “mũi nhọn” chính là chi tiêu chính phủ, nới
lỏng định lượng và cải cách toàn diện được thực hiện với những tính
toán khoahọc đã giúp kinh tếNhật Bản tăng trưởng trở lại saunhiều
nămđình trệ, từng bước lấy lại vị thế củamình trên trường quốc tế.
Trung Quốc và Nhật Bản là 2 đối tác kinh tế hàng đầu của Việt
Nam. Việc tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm triển khai các chính sách
kinh tế tại Trung Quốc, Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng, sẽ góp
phần dự báo những tác động đến nền kinh tế Việt Nam cũng như
đóng góp thêm các luận cứ khoa học trong định hình các chính sách
phát triển của nước ta.
Để độc giả hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế của nền kinh tế
Trung Quốc và Nhật Bản dưới thời hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình
và Shinzo Abe, những tác động của các chính sách kinh tế này với
Việt Nam, Tạp chí Tài chính thực hiện chủ đề: “Tư tưởng Tập Cận
Bình về kinh tế và Chính sách kinh tế Abe: Những góc nhìn với
kinh tế Việt Nam”.
Tạp chí Tài chính
Với đà tăng trưởng ngoạn mục, trong năm 2017, 2 nền kinh tế
Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục đóng góp “những gammàu sáng”
vào “bức tranh” kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung
Quốc năm 2017 đạt 6,9%, tăng 0,2% so với năm 2016. Nền kinh
tế Nhật Bản tăng trưởng đạt mức 1,6% (cao hơn mức tăng trưởng
0,9% của năm 2016) và quý IV/2017 là quý tăng trưởng thứ tám
liên tiếp, chuỗi tăng trưởng dài nhất kể từ những năm 1980.
Theo phân tích của các chuyên gia, những kết quả tăng trưởng
ấn tượng nêu trên có được là do sự ổn định về chính trị ở hai nền
kinh tế này. Ở Trung Quốc là sự thành công từ tư tưởng phát triển
kinh tế của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từ khi lên nắmquyền (2013)
và tiếp nối là thành công của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc
lần thứ XIX (tháng 10/2017) với việc ông Tập Cận Bình tiếp tục được
bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc khóa XIX.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình bày tỏ tham vọng đưa Trung Quốc
trở thành quốc gia siêu cường vào năm2050, dẫn đầu thế giới cả về
kinh tế, văn hóa xã hội. Quyết tâm này tiếp tục được hiện thực hóa
qua “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc
sắc Trung Quốc trong thời đại mới” (Hội nghị công tác kinh tế Trung
ương Trung Quốc tháng 12/2017). Tư tưởng Tập Cận Bình về kinh
tế tập trung vào chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng và hiệu quả phát triển. Đây được coi là sự “kết tinh
Chủ đề
TưtưởngTập CậnBìnhvề kinhtế và Chính sách
kinhtế Abe: Những góc nhìnvới kinhtế Việt Nam
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...123
Powered by FlippingBook