TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 47

48
phát triển hệ thống KHO BẠC NHÀ NƯỚC giai đoạn 2017 - 2020
Ba là,
đổi mới phương thức kiểm soát chi NSNNqua
KBNN theo hướng: (i) từng bước thực hiện kiểm soát
chi thường xuyên của NSNN theo kết quả thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị (kiểm soát theo dự toán và các bộ
tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với
một số loại hình đơn vị sử dụng NSNN); (ii) xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro đối với từng đơn vị
sử dụng NSNN, nội dung khoản chi và giá trị khoản
chi để từng bước chuyển sang thực hiện kiểm soát chi
NSNN theo mức độ rủi ro, gắn với việc giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu của các đơn vị sử
dụng NSNN và tăng cường khâu hậu kiểm của KBNN;
(iii) mở rộng phương thức thanh toán trước, kiểm soát
sau (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ
bản); (iv) các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài được
thực hiện theo phương thức chuyển vào NSNN và chi
ra theo quy trình quản lý, KSC NSNN qua KBNN như
đối với các khoản chi NSNN khác.
Bốn là,
đẩy mạnh triển khai hiện đại hóa phương
thức thanh toán đối với các khoản chi NSNN, cụ thể:
(i) Mở rộng phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng
trong chi tiêu NSNN, đảm bảo tại những địa bàn có hạ
tầng thanh toán tốt, mỗi đơn vị sử dụng NSNN có thẻ
tín dụng để thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ (trừ
các khoản thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp
cho nhà cung cấp); (ii) xây dựng và triển khai chương
trình thanh toán tự động theo lô và vào cùng 1 ngày
thanh toán đối với một số khoản chi có tính ổn định
cao (lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội…) trên cơ
sở ủy nhiệm tự động trích tài khoản và dữ liệu thanh
toán của đơn vị; (iii) xây dựng và triển khai chương
trình thanh toán tự động vào cùng một ngày theo ủy
nhiệm chi của đơn vị sử dụng NSNN cho nhà cung
cấp (đối với các loại hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị sử
dụng trước, trả tiền sau, các loại hàng hóa, dịch vụ mà
một hoặc một vài nhà cung cấp cung ứng hàng hóa,
dịch vụ cho nhiều đơn vị sử dụng NSNN như điện,
viễn thông, nước, vệ sinh môi trường,…); (iv) thực
hiện triệt để phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt đối với những nội dung chi hoặc địa bàn có thể sử
dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tóm lại, KSC NSNN hiệu quả là một điều kiện để
quản lý tài chính công tốt. Các nguyên tắc tài chính, kế
hoạch ngân sách trung hạn và dự toán ngân sách hàng
năm sẽ không đạt được mục tiêu đề ra nếu các khoản
chi tiêu không được kiểm soát trong quá trình thực
hiện. Mặt khác, KSC NSNN kém hiệu quả cũng dẫn
đến sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và yếu kém trong
quản lý tài chính. Mặc dù mỗi quốc gia có khung KSC
khác nhau do phương thức quản lý, song tựu chung
đều có các xu hướng như: (i) tập trung hơn vào việc
kiểm soát trước thông qua kiểm soát cam kết chi, thay
vì KSC trong giai đoạn thực hiện thanh toán; (ii) chuyển
từ việc chỉ KSC đối với các khoản thanh toán sang kiểm
soát các nghĩa vụ phải trả kể từ thời điểmphát sinh; (iii)
phân quyền và phân định rõ trách nhiệm cho các bộ,
ngành trong việc thường xuyên KSC tiêu ngay tại đơn
vị (KBNN thực hiện KSC tập trung theo mức độ rủi
ro); (iv) nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ và kiểm
toán độc lập để đảm bảo vấn đề kiểm soát tài chính tại
các bộ, ngành (hậu kiểm); (v) làm rõ trách nhiệm trước
pháp luật và nhân dân đối với các trường hợp vi phạm
chế độ chi NSNN.
Vì vậy, các giải pháp cải cách hành chính, đặc biệt là
cải cách thủ tục hành chính trong quản lý KSC NSNN
của KBNN nêu trên là phù hợp với xu hướng và thông
lệ chung trên thế giới. Để thực hiện cải cách theo các
giải pháp đề ra, KBNN đã và đang từng bước nghiên
cứu, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý có liên quan; trong đó, việc xây dựng và trình
Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban hànhNghị định quy
định thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN trong
năm 2018 là bước đi đầu tiên nhằm đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN và hướng
tới mục tiêu hiện đại hóa KBNN theo Chiến lược phát
triển KBNN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt; đồng thời, cũng góp phần thực hiện
tốt Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ
Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN,
quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an
toàn, bền vững.
Tài liệu tham khảo:
1. Đánh giá chi tiêu công Việt Nam – Ngân hàng Thế giới, 2017;
2. Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày
18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản
lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững;
3. Nghịquyếtsố51/NQ-CPngày19/06/2017vềviệcbanhànhchươngtrìnhhành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TWngày 18/11/2016 của
Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công;
4. Expenditure control: Key features, stages and actors – IMF, 2016.
Để thực hiện cải cách theo các giải pháp đề ra,
KBNN đã và đang từng bước nghiên cứu, trình
cấp có thẩm quyền hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý có liên quan; trong đó, việc xây dựng
và trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ ban
hành Nghị định quy định thủ tục hành chính
trong lĩnh vực KBNN trong năm 2018 là bước
đi đầu tiên nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính trong quản lý chi NSNN.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...123
Powered by FlippingBook