TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 59

60
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phiếu có thể không bán được và giá trị của nó bị
giảm sút. Tuy nhiên, DN cần lưu ý, xem xét trong
trường hợp thu nhập mỗi cổ phiếu trong trường
hợp bất thường và thu nhập biến động của mỗi cổ
phiếu thường.
Ưu điểm, hạn chế khi phân tích các chỉ tiêu
tài chính và hàm ý đối với doanh nghiệp
Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn cổ phần trong các DN sẽ giúp DN thấy được
vốn cổ phần của mình được sử dụng như thế nào,
đánh giá được hiệu năng sử dụng các tài nguyên của
DN. Đồng thời, có thể hướng dẫn dự báo và lập kế
hoạch sử dụng vốn, ra các quyết định tài trợ vốn,
xác định rủi ro cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên, sử
dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn cổ phần cũng có một số mặt hạn chế. Vì
vậy, khi sử dụng các chỉ tiêu tài chính không thể sử
dụng máy móc vì nó có thể đưa ra các nhận định
không chính xác. Dưới đây là một số hạn chế của chỉ
số tài chính mà DN nên lưu tâm:
- DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
với quy mô không giống nhau. Ngay trong một
DN cũng sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực.
Nhiều DN cổ phần lại không công khai các báo
cáo tài chính. Đối với những DN như thế, rất khó
tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa để
so sánh. Do vậy, sử dụng tỷ số tài chính để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của các DN là
tương đối khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện
hiện nay, các tỷ số trung bình ngành chưa được
thống kê, thì khi phân tích các nhà phân tích tài
chính có thể đưa ra những tỷ số tài chính mẫu mà
được đánh giá tốt hoặc DN hoạt động kinh doanh
hiệu quả với tình hình tài chính lành mạnh, từ đó
chọn tỷ số tài chính làm thước đo, tiêu chuẩn tiến
hành so sánh.
- Báo cáo tài chính không chính xác và lạm phát
có thể là yếu tố làm cho Bảng cân đối kế toán của
DN bị” bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp
này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy,
phân tích các chỉ số tài chính của một công ty qua
thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ
cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng.
- Yếu tố mùa vụ cũng có thể làm sai lệch các chỉ
số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như
thế nào đến DN có thể giảm thiểu khả năng hiểu
sai các chỉ số tài chính. Ví dụ, hàng tồn kho của DN
bán lẻ văn phòng phẩm có thể cao trong mùa hè
để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng vào năm học
mới. Do đó, khoản phải trả của DN tăng lên và ROA
của nó thấp xuống. Các tỷ số tài chính đối với DN
hoạt động theo thời vụ cũng có sự chênh lệch rất lớn
giữa các kỳ trong năm.
- Phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể
bóp méo sự so sánh giữa các DN với nhau, thậm
chí là ngay trong 1 DN. Ví dụ: Khi DN sử dụng
phương pháp tính trị giá vốn xuất kho khác nhau
(nhập trước xuất trước hay bình quân gia quyền liên
hoàn hay bình quân gia quyền cả kỳ...) cũng sẽ dẫn
tới trị giá vốn hàng bán khác nhau. Điều này sẽ ảnh
hưởng tới kết quả lợi nhuận và các chỉ số tài chính
tính được, do đó, kết quả nhật xét đánh giá về DN
cũng có thể khác đi.
- Khó kết luận tình hình tài chính tốt hay xấu
bởi vì một DN có cả chỉ số tốt và chỉ số xấu. Hơn
nữa, khó nhận định được một chỉ số là tốt hay
xấu. Ví dụ, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp điều đó chưa
hẳn là xấu, bởi vì có thể DN muốn dành phần lớn
lợi nhuận tái đầu tư, mở rộng hoạt động. Do vậy,
DN nên kết hợp nhiều phương pháp phân tích
khi nghiên cứu như: Phân tích tỷ số tài chính theo
thời gian; Phân tích tỷ số so sánh với đối thủ cạnh
tranh; Phân tích mức độ biến động trong các bảng
báo cáo tài chính.
Nhìn chung, việc hoạt động hiệu quả, đạt lợi
nhuận cao, không chỉ giúp giá cổ phiếu và uy tín
của DN tăng mà còn là cơ hội để thu hút các nhà
đầu tư chú ý tới DN, do đó, các nhà quản trị DN cần
thiết quan tâm tới vấn đề này và phải có các chiến
lược, kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cổ phần của đơn vị mình. Thực hiện tốt các nội
dung trên sẽ giúp các DN đứng vững và phát triển
trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương (2009), Phân tích các báo cáo tài
chính, NXB Giao thông vận tải;
2. TS. Phan Đức Dũng (2015), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao động xã hội;
3. PGS., TS. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân;
4. ThS. Võ Thị Thanh Thủy (2011), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
cổ phần công nghiệp phẩm Đà Nẵng;
5. Bhatti, BH & Sarwet, A 2012, Financial performance of state owned
enterprises in emerging economies, Chartered Institute of Management
Accountants, London.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò
quan trọng trong phân tích hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Đối với các công ty cổ
phần, hiệu quả sử dụng vốn cổ phần cần được
thường xuyên đánh giá để có các giải pháp
nâng cao nhằmmang nâng cao lợi nhuận cao.
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...123
Powered by FlippingBook