TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 63

64
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
giá gốc, có trích lập dự phòng. Luật Kế toán 2017 có
đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có văn bản hướng dẫn thực hành cụ thể. Còn IASB đã
quy định các khoản này phải được đánh giá theo giá
trị hợp lý, nếu có dấu hiệu khoản đầu tư bị giảm giá
trị thì áp dụng chuẩn mực duy giảm giá trị tài sản.
- Lãi hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt
động tài chính. Theo quy định hiện hành, chỉ tiêu
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm cả doanh
thu và chi phí tài chính (tức là bao gồm các khoản
lãi/lỗ do đầu tư cổ phiếu và chi phí lãi vay). Trong
khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải
của hoạt động mang tính thường xuyên của công
ty lại được hiểu là kết quả hoạt động chủ yếu của
công ty. Điều này vừa không phù hợp với thông lệ
quốc tế, vừa dễ tạo ra sự nhập nhằng về thông tin,
thậm chí hiểu nhầm cho nhà đầu tư.
- Không trình bày tách biệt các hoạt động tiếp
tục phát sinh khỏi các hoạt gián đoạn trong thuyết
minh BCTC. Trong khi IFRS 5 đã yêu cầu thực hiện
công việc này.
- Một số thông tin có thể hữu ích cho người sử
dụng chưa được quy định như một thông tin tối
thiểu được trình bày trên thuyết minh BCTC như:
Thuyết minh về ngày đáo hạn của các khoản nợ
phải thu, phải trả trọng yếu, trích lập dự phòng
các khoản đầu tư chứng khoán, trái phiếu chuyển
đổi ở các công ty niêm yết, lợi nhuận tổng hợp,
thuyết minh các hoạt động bị gián đoạn, các xét
đoán và các khía cạnh không chắc chắn mà lãnh
đạo sử dụng trong quá trình lập BCTC.
Thứ năm,
một số đối tượng và giao dịch có liên
quan trực tiếp đến việc ghi nhận và trình bày các
khoản mục trên BCTC đã phát sinh trong nền kinh
tế nhưng chưa được VAS đề cập. Cụ thể, gồm: công
cụ tài chính (IAS 32, IAS 39, IFRS 7, IFRS 9); thanh
toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2); suy giảm giá trị
tài sản (IAS 36) và đo lường giá trị hợp lý (IFRS 13).
Khi xây dựng các chuẩn mực kế toán, quan
điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đã được
xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận
dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc
điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của DN Việt
Nam. VAS cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh
được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông
tin về BCTC của các DN.
Hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt
Nam hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo
hướng tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế khá
đầy đủ và có tính hệ thống. Song qua đối chiếu cố
thể nhận thấy hệ thống BCTC theo quy định của Việt
Nam và hệ thống BCTC theo quy định của quốc tế
có sự khác nhau, tập trung ở đặc điểm hình thức và
nội dung của BCTC làm ảnh hưởng đến tính minh
bạch và hữu ích của thông tin cung cấp trong BCTC.
Kết luận
Từ một số so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)
đối với việc lập và trình bày BCTC, chúng ta thấy
được vẫn còn một khoảng cách để BCTC Việt Nam
có thể hòa hợp và tuân thủ hoàn toàn các chuẩn
mực kế toán quốc tế. Với những ưu việt có thể thấy
được mà BCTC theo IAS/IFRS mang lại cho nền
kinh tế Việt Nam, ngày 21/12/2016, Bộ Tài chính,
Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam và Hiệp hội
Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) phối hợp
tổ chức Hội thảo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)
đã xác định lộ trình từ năm 2023 đến năm 2025 sẽ
là giai đoạn tuân thủ hoàn toàn IFRS.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán,
phù hợp quá trình hội nhập kinh tế của đất nước,
Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp vừa mang
tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả
giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn mực
kế toán và những giải pháp giúp điều chỉnh môi
trường kinh tế, pháp luật đáp ứng hội nhập kinh
tế quốc tế. Để làm được điều này cần sự phối hợp
đồng bộ của các cơ quan nhà nước như Bộ Tài chính,
cơ quan thuế, DN hay các cơ sở đào tạo (các trường
đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt
Nam và các đơn vị đào tạo trong nước)… bởi còn
nhiều khó khăn trước mắt trong việc thực hiện lộ
trình này.
Tài liệu tham khảo:
1. Trịnh Lê Tân, Đào Thị Đài Trang (2016), Tính cấp thiết trong việc triển khai áp
dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam và một số kiến nghị- Kỷ
yếu hội thảo Quốc gia: IFRS- Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam;
2. TS. Nguyễn Đăng Huy, Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và
chuẩn mực kế toán quốc tế - Tạp chí Tài chính (2017);
3. TS. Hà Thị Thúy Vân, Ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán quốc tế đến kế
toán Việt Nam – Tạp chí Kế toán- Kiểm toán (
org.vn/vn/trao-doi/anh-huong-cua-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-den-
ke-toan-viet-nam/);
4.
thuc-khi-ap-dung-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-tai-viet-
nam-va-lo-trinh-thuc-hien-201.html (truy cập: 02/01/2018)
5.
chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-768-510487.htm (truy cập:
02/01/2018).
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...123
Powered by FlippingBook