TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 65

66
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
một khoản chi phi khác khi đưa ra các giải pháp
thân thiện với môi trường...
Thứ hai,
việc vận dụng và phát triển kế toán môi
trường góp phần quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Việc thực
hiện tốt kế toán môi trường giúp nhà quản trị có thể
đưa ra những quyết định quan trọng như giảm chi
phí sản xuất, tăng năng suất, đầu tư máy móc thiết
bị để sản xuất tốt hơn, sạch hơn, đem lại những sản
phẩm có chất lượng, hạn chế được yếu tố đầu vào
như nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công bị tiêu
hao trong quá trình tạo ra ô nhiễm, làm tăng hiệu quả
sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh do giảm
được giá thành sản xuất. Điều này giúp DN có lợi thế
cạnh tranh về giá bán và lợi nhuận cao hơn, đặc biệt
giảm thiểu được các vấn đề về mặt pháp lý (tiền phạt,
chi phí rủi ro khắc phục...).
Thứ ba,
tạo lập bước đi vững chắc cho các DN
trong quá trình hội nhập kinh tế. Theo các chuyên
gia kinh tế, DN có thái độ và hành vi tốt với môi
trường sẽ là một thuận lợi rất lớn trong quá trình
phát triển, nâng vị thế của DN đối với thị trường
trong nước và toàn cầu, giúp DN hoà nhập vào thị
trường quốc tế dễ dàng hơn. Việc áp dụng tốt kế
toán môi trường vào DN sẽ làm hài lòng và củng cố
lòng tin với các bên có liên quan. Các cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức môi trường luôn quan tâm
đến việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ
môi trường. Nếu làm tốt việc BVMT có thể giúp
DN có được những ưu đãi từ các đối tượng này.
Thứ tư,
khắc phục được những hạn chế của kế
toán truyền thống: Khác với kế toán truyền thống, kế
toán môi trường quan tâm rõ ràng tới tác động môi
trường do hoạt động của DN gây ra, từ đó có ảnh
hưởng đáng kể tới quyết định của người sử dụng
thông tin kế toán ngoài DN như khách hàng, nhà
đầu tư, chính quyền, người dân... Trong khi đó, kế
toán truyền thống hiện vẫn còn những hạn chế, trong
đó chưa đề cập đến các chi phí liên quan đến môi
trường. Nhà quản lý khó có thể nắm bắt được thông
tin về chi phí môi trường khi cần thiết. Ngoài ra, việc
sử dụng tài khoản chi phí chung cho các chi phí môi
trường thường dẫn đến khó hiểu khi các khoản chi
phí này được phân bổ trở lại vào giá thành sản phẩm
tại các công đoạn sản xuất dựa vào khối lượng sản
phẩm hay giờ làm việc... Sự phân bổ này có thể dẫn
đến sai lầm khi không phân bổ chính xác một số loại
chi phí môi trường (ThS. Huỳnh Thanh Thủy, 2017).
Thách thức triển khai kế toánmôi trường tạiViệt Nam
Trong mấy năm trở lại đây, kế toán môi trường
bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam.
Nhiều DN, đặc biệt là các DN lớn cũng bắt đầu quan
tâm đến phát triển bền vững, đồng thời có các hoạt
động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
việc áp dụng kế toán môi trường tại Việt Nam hiện
nay vẫn còn đối mặt với không ít thách thức, cụ thể:
Một là,
khung khổ pháp lý liên quan đến kế toán
môi trường vẫn chưa hoàn thiện. Nhận thức được
Bảng 1: Quan điểm về kế toán môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới
STT
Tổ chức
Định nghĩa
1 Viện Kế toán
quản trị môi trường
Kế toán môi trường là việc xác định, đo lường và phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi
trường trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan.
2 Liên đoàn Kế
toán quốc tế
Hạch toán quản lý môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và
thực hiện các hệ thống hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường.
3
Cơ quan Phát triển
bền vững của
Liên hợp quốc
Hạch toán quản lý môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng loại thông tin cho việc
ra quyết định nội bộ: Thông tin vật chất (phi tiền tệ) về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng,
nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải) và thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm
liên quan đến môi trường.
4 Nhật Bản
Kế toán môi trường có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động bình thường, xác
định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin.
5 Quan điểm phổ
biến tại Việt Nam
Kế toán môi trường là một bộ phận của kế toán trong DN, liên quan đến các thông tin về hoạt động
môi trường trong phạm vi DN nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về môi trường
cho đối tượng trong và ngoài DN sử dụng để ra quyết định.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sơ đồ 1: Đối tượng kế toán môi trường trong DN
Đối tượng của kế toán
môi trường
Tài sản liên
quan đến hoạt
động môi
trường
Nợ phải trả
liên quan
đến hoạt
động môi
trường
Chi phí liên
quan đến
hoạt động
môi trường
Thu nhập
liên quan
đến hoạt
động môi
trường
hình 1: Đối tượng kế toán môi trườ trong DN
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...123
Powered by FlippingBook