TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 69

70
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dụng hiệu quả công cụ này.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm của phần mềm
kế toán Excel đã dùng thì còn có các nhược điểm là
tính bảo mật thấp, quá trình xử lý thông tin chậm,
khả năng kết nối thông tin hạn chế và khó kiểm soát
khi nhiều số liệu… Do vậy, để nâng cao khả năng
ứng dụng của mô hình kế toán Excel này, cùng với
việc người làm kế toán phải có kiến thức, kỹ năng về
thiết kế, sử dụng mô hình thì việc định khoản kế toán
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cũng phải
thường xuyên, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ góp
một phần nâng cao năng lực cung cấp thông tin kế
toán của công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin nói chung và mô hình kế toán
excel ngày càng nhiều hiện nay.
Thực trạng kế toán nghiệp vụ
miễn giảm thuế GTGT và thuế TNDN
Nghiên cứu từ những hướng dẫn của chế độ kế
toán và thực tế công tác kế toán tại các DN của nước
ta cho thấy, hiện nay, có một số nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh khi định khoản, kế toán không mở
các tài khoản chi tiết và phân định giá trị kinh tế phát
sinh một cách rõ ràng, cụ thể để hạch toán ngay vào
các tài khoản chi tiết có liên quan. Có nhiều trường
hợp, do chế độ kế toán không hướng dẫn phương
pháp ghi sổ nên các DN cũng không hạch toán mà
chờ đến khi kết thúc thủ tục cuối cùng của một quy
trình mới định khoản. Có trường hợp xác định và
hạch toán sai đối tượng chi tiết làm cho việc theo dõi,
quản lý gặp nhiều khó khăn. Đến cuối kỳ, khi lập báo
cáo, kế toán lại phải bóc tách ngược số liệu mới phân
định được giá trị kinh tế theo từng chỉ tiêu cụ thể quy
định trong các báo cáo kế toán, mà công việc này chỉ
phù hợp với kế toán theo phương pháp thủ công.
Điều này đã gây ra nhiều khó khăn và mất nhiều thời
gian đối với việc lập các báo cáo kế toán trong công
tác kế toán của DN, đặc biệt trong môi trường ứng
dụng công nghệ thông tin.
Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu và
hoàn thiện một số nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh về miễn giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) và
thuế thu nhập DN (TNDN). Đối với những nghiệp
vụ kinh tế phát sinh khác liên quan đến thuế GTGT
và thuế TNDN không đề cập trong bài viết thì hạch
toán theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành.
Cụ thể, trên cơ sở các quy định của các luật và hướng
dẫn của các nghị định, thông tư hiện hành liên quan
đến chế độ kế toán và chính sách thuế, đồng thời qua
khảo sát trực tiếp tại các DNNVV có phát sinh thuế
TNDN và GTGT được miễn giảm trong thời gian
qua, có thể thấy, nghiệp vụ này được các DN hạch
toán theo các bước sau:
Tài khoản sử dụng
Thứ nhất,
Tài khoản 133-Thuế GTGT được khấu
trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của
hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo
phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của
tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của
quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định, bất động
sản đầu tư dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
Thứ hai,
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2, gồm:
- Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản
này lại có 2 tài khoản cấp 3 là: Tài khoản 33311 - Thuế
GTGT đầu ra và Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng
nhập khẩu.
- Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Tài khoản 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu.
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập DN.
- Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân.
- Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên.
- Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.
- Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các
loại thuế khác. Tài khoản này lại có 2 tài khoản cấp 3
là: Tài khoản 33381 - Thuế bảo vệ môi trường và Tài
khoản 33382 - Các loại thuế khác.
- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải
nộp khác
- Tài khoản 711-Thu nhập khác: Phản ánh các
khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Định khoản kế toán
1) Nếu DN nhận được quyết định miễn giảm thuế
trước kỳ tính thuế: Không hạch toán thuế phải nộp
phát sinh.
2) Thuế GTGT phát sinh phải nộp, ghi:
Nợ 111, 112, 131, 136,…
Có 3331-Thuế GTGT phải nộp.
3) Thuế TNDN phát sinh phải nộp, ghi:
Nợ 821-Chi phí thuế TNDN.
Có 3334- Thuế TNDN phải nộp.
4) Nếu DN nhận được quyết định miễn giảm thuế
sau kỳ tính thuế phải nộp (đã ghi sổ kế toán) thì hạch
toán như sau:
4a) Nhận được quyết định miễn giảm thuế: Không
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...123
Powered by FlippingBook