TCTC (2018) ky 1 thang 3 (e-paper) - page 75

76
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
với những ứng dụng CNTT, với phương tiện kiểm
toán hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
công việc. Các kiểm toán viên cần được đào tạo, bồi
dưỡng để nắm chắc chu trình, chương trình kiểm
toán mới thiết lập trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật
số; Phải sử dụng thành thạo các phần mềm kiểm
toán, hiểu rõ quy trình xử lý cũng như cách tổng
hợp thông tin kế toán, cách lập và trình bày báo cáo
tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính trong bối
cảnh công nghệ số.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT
đủ số lượng, chất lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu
quản lý, sử dụng hệ thống CNTT và công tác kiểm
toán CNTT; Nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ công chức chuyên trách CNTT đảm bảo đủ
khả năng quản lý, vận hành và phát triển hệ thống
CNTT của Kiểm toán Nhà nước.
- Chú trọng đảm bảo an toàn trong công tác quản
lý an ninh mạng. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đã đẩy cao mức độ chia sẻ thông tin, từ đó tạo ra một
nhu cầu rất lớn về an ninh mạng. Các cơ quan quản
lý về kế toán, kiểm toán cần đặc biệt quan tâm đến
việc xây dựng trung tâm dự phòng dữ liệu; Nâng
cấp hệ thống an ninh, bảo mật ở mức cao, nhiều tầng,
nhiều lớp, đảm bảo việc mở rộng phạm vi hoạt động
được ổn định, an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài…
- Cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên
cứu và áp dụng các chuẩn mực kế toán - kiểm toán
quốc tế hiện đang được các quốc gia trên thế giới sử
dụng, qua đó học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuẩn bị
ứng phó với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Về phía các doanh nghiệp kiểm toán
- Thời gian tới, các DN kinh doanh trong lĩnh vực
kế toán, kiểm toán sẽ đối mặt với nhiều thách thức
trong việc tăng cường niềm tin của công chúng, các
DN, nhà đầu tư vào chất lượng dịch vụ kiểm toán
cũng như việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng với yêu cầu thị trường trong nước
và quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, môi
trường pháp lý yêu cầu ngày càng cao và ảnh hưởng
của cuộc Cách mạnh công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DN
cần tiếp tục gia tăng cả về số lượng, quy mô và chất
lượng dịch vụ kiểm toán.
- Cuộc cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng
cao trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán sẽ quyết liệt
hơn bởi lúc đó đòi hỏi đối với nhân lực không chỉ
kiến thức chuyên sâu mà còn trình độ sử dụng công
nghệ, khả năng ngoại ngữ… ở mức rất cao. Các DN
kiểm toán sẽ gặp khó khăn khi giữ chân nhân viên
chủ chốt đã qua đào tạo, nhiều kinh nghiệm, đặc
biệt là những người có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng
tốt yêu cầu các tổ chức và tập đoàn lớn trong và
ngoài nước do có sự cạnh tranh từ các quốc gia khác.
Về phía các cơ sở đào tạo đại học
- Những yêu cầu từ việc hội nhập và cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các chương trình, nội
dung cũng như phương pháp đào tạo cử nhân kế
toán - kiểm toán tại trường đại học phải có sự đổi
mới rất căn bản. Các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu,
phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng này để từ
đó đề xuất, kiến nghị đổi mới trên tất cả các mặt, đặc
biệt là đổi mới phương pháp đào tạo. Cần tiếp tục
nâng cao đổi mới chất lượng giáo trình với các kiến
thức có gắn với xu hướng phát triển của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0.
- Cần ứng dụng mô hình kế toán, kiểm toán ảo
về hoạt động kinh tế, vừa mang tính mô phỏng vừa
mang tính kỹ năng để sinh viên rèn luyện. Khi các
phần mềm, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, các
tính toán, luân chuyển và ghi chép thông tin trên
mẫu biểu đã được chương trình hóa và tự động hóa
thì phải từng bước từ bỏ phương pháp giảng dạy kế
toán - kiểm toán theo chế độ cũng như theo xử lý
nghiệp vụ mang tính thủ công.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán;
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12
ngày 19/4/2010 về việc ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước
đến năm 2020;
3. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy
định chi tiết một số điều của Luật Kế toán;
4. Chính phủ (2013), Quyết định số 480/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Kế toán
kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
5. Bắc Sơn (2018), Bước đi kịp thời của Kiểm toán Nhà nước trong Cách mạng
công nghiệp 4.0, Đặc san Kiểm toán số 68 ban hành tháng 02/2018;
6. Nguyễn Ly (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0: Kiểm toán Nhà nước cần sẵn
sàng trước những cơ hội và thách thức, Báo Kiểm toán;
7.PhốHiến(2018),Mởcửathịtrườngdịchvụkếtoánvàkiểmtoán:Nângcaochấtlượng
nguồnnhânlựclàưutiênhàngđầu,BáoKiểmtoán,sốXuânMậuTuấtnăm2018;
8. Thiên Hà (2017), Nghề kế toán đối diện nguy cơ từ robot, Tạp chí
Truyền thông số.
Trong một cuộc điều tra của Đại học Oxford
tiến hành từ năm 2013 và mới được công bố
về những ngành nghề có nguy cơ bị robot thay
thế nhất, kết quả cho thấy 97,6% công việc của
kế toán sẽ bị tin học hóa trong tương lai gần,
trong khi nghề kiểm toán viên chiếm 95,3%
công việc sẽ bị tự động hóa thay thế.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...123
Powered by FlippingBook